0836 633 399 Thứ 2 - Chủ Nhật: 8h00 - 20h30

Cốc nguyệt san bị tuột vào bên trong thì phải làm thế nào?

Đăng bởi: Hà Thị Huệ Ngày đăng: 19.07.2019

Thời gian gần đây, trên các trang mạng xã hội, chị em lan truyền nhau về cách sử dụng cốc nguyệt san thay thế cho băng vệ sinh khi đến ngày “đèn đỏ”. Tuy nhiên, nhiều chị em vẫn chưa hiểu đúng và đủ, việc chọn lựa và sử dụng đúng cách để tránh tình trạng viêm nhiễm, một vài trường hợp sử dụng không đúng cách làm cho cốc nguyệt san bị tuột vào bên trong.

Cốc nguyện san là gì?

Bác sỹ Hà Thị Huệ cho biết cốc nguyệt san là một chiếc cốc nhỏ có tính đàn hồi, hình phễu làm bằng cao su hoặc silicone mà phụ nữ sẽ sử dụng để cho vào bên trong âm đạo đựng kinh nguyệt thay thế cho băng vệ sinh. Những chiếc cốc nguyệt san thường làm bằng chất liệu dẻo, mềm và có độ bền cao, nhiều kích cỡ, nhiều màu sắc và đặc biệt là có thể tái chế sử dụng được nhiều lần.

Cốc nguyệt san là sản phẩm phổ biến trên thị trường ngày nay
Cốc nguyệt san là sản phẩm phổ biến trên thị trường ngày nay

Phân loại các loại cốc hiện nay trên thị trường

Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại cốc nguyệt san. Trong đó có những loại cốc nguyệt san được chị em ưa chuộng về xuất xứ như: cốc nguyệt san của Mỹ, Đức, Nhật, …

Cốc nguyệt san của Đức

Là hãng sản xuất cốc nguyệt san được nhiều chị em biết đến với một số loại như: Melunnacup, facelle,…..Với loại này, chị em có nhiều sự lựa chọn về cả size, màu sắc, kích cỡ. Thiết kế cốc thường có kiểu núm tròn, núm vòng tròn, núm dài,….

Cốc nguyệt san của Mỹ

Điển hình với các loại cốc nguyệt san Evacup, Lunette,….được đánh giá là những loại tốt nhất hiện nay với chất liệu 100% làm từ silicon y tế được thiết kế và sản xuất tại Mỹ- một đất nước có nền công nghệ sản xuất hiện đại bậc nhất thế giới.

Cốc nguyệt san của Nhật

Cũng là một hãng lớn chuyên sản xuất cốc nguyệt san với nhiều loại, đa dạng về mẫu, kích thước và màu sắc để chị em lựa chọn.

>>> Gặp đội ngũ tư vấn trực tuyến tại ĐÂY

Các thương hiệu phổ biến của cốc nguyệt san hiện nay

Hiện nay có rất nhiều thương hiệu cốc nguyệt san để chị em lựa chọn. Trong đó có những loại cốc nguyệt san phổ biến như sau:

Có rất nhiều loại cốc nguyệt san trên thị trường hiên nay
Có rất nhiều loại cốc nguyệt san trên thị trường hiên nay

Cốc nguyệt san Lincup

Là cốc nguyệt san nổi tiếng của Mỹ được sản xuất bằng silicon y tế trong suốt. Cốc này chỉ có 1 sze, thân cốc có độ cứng và dài tới 70mm. Chính vì thế, loại cốc này thường phù hợp với những chị em có ống âm đạo dài và nhỏ. Thể tích của cốc nguyệt san này khoảng 25ml tính đến lỗ thông khí.

Cốc nguyệt san Tricup

Cốc nguyệt san Tricup được nhập khẩu từ Mỹ được làm từ 100% silicone y tế có hình dáng khá phù hợp với phụ nữ Việt Nam. Đây là một trong những sản phẩm đạt tiêu chuẩn ISO.

Cốc nguyệt san Sibell

Với chất liệu silicon y tế, có 2 size cho chị em lựa chọn. Hiện nay, tại Việt Nam, loại cốc này có 2 loại là hàng xách tay và hàng nhập khẩu được đặt hàng dựa theo sự nghiên cứu thích hợp với thể trạng của phụ nữ Việt Nam. Vì thế, sibell nhập khẩu có sự khác biệt so với hàng xách tay.

Cốc nguyên san Claricup

Cốc nguyệt san này được sản xuất tại Pháp. Loại cốc này được làm từ 100% chất liệu silicone với 3 size cho chị em lựa chọn chứa dung tích 20,2ml, đến 36ml. Loại cốc này khá mền mại, khả năng bám dính cao. Phía trên thân cốc có lỗ thoát khí, chống tràn và chống rò rỉ,…

Cốc nguyệt san Evacup

Loại cốc kinh nguyệt này xuất xứ từ Mỹ có đầy ddure màu sắc để chị em lựa chọn. Với loại này, thân cốc được thiết kế dày và hơi to; dung tích lớn hơn so với các loại cốc khác.

Cốc nguyệt san Pharma

Loại cốc này xuất xứ từ Trung Quốc và được nhập khẩu tại Pháp. Chất liệu làm bằng nhựa trong suốt và là chiếc cốc nguyệt san khá dài. Cũng là một trong những loại cốc nguyệt san được chị em truyền tay tin dùng nhất hiện nay.

Cốc nguyệt san bao nhiêu tiền?

Đối với chi phí mua cốc nguyệt san sẽ tùy thuộc vào loại cốc cụ thể mà có giá riêng của từng loại dao động trong khoảng từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Tuy nhiên, chú ý rằng, hiện nay trên thị trường có nhiều loại cốc nguyệt san và có cả những loại cốc nguyệt san không chính hãng. Chính vì thế, để mua cốc nguyệt san, chị em cần lựa chọn cơ sở uy tín, chất lượng để sử dụng.

Lưu ý rằng: trước khi lựa chọn cốc nguyệt san phải tính đến sự phù hợp của cơ địa mình với loại cốc lựa chọn.

Cốc nguyệt san có hại không?

Trước tiên, nhiều chị em nhận thấy rằng: cốc nguyệt san mang đến cảm giác thoải mái, không dày cộm khó chịu như băng vệ sinh nên mọi hoạt động hàng ngày ít bị ảnh hưởng. Dùng cốc nguyệt san thường rất ít khi bị băng tràn, máu kinh vấy bẩn. Và đặc biệt khi sử dụng có thể hạn chế mùi hôi nơi vùng kín, giảm nguy cơ mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa nếu sử dụng đúng cách.

Giá thành không rẻ

Tuy nhiên, sử dụng cốc nguyệt san cũng có những tác hại nhất định mà chị em cần phải biết. Đầu tiên đó là chi phí, giá để mua cốc nguyệt san không phải nhỏ và để sử dụng cốc nguyệt san cũng không hề dễ dàng. Có những chị em loay hoay tìm cách sử dụng nhưng đôi khi vẫn chưa thể thực hiện được.

Cần tốn thời gian vệ sinh khử trùng cho cốc

Tiếp nữa, sau mỗi lần dùng cốc thì chị em sẽ mất thời gian vệ sinh cốc nguyệt san thật sạch sẽ để đảm bảo không có vi trùng- vi khuẩn, trong khi nếu sử dụng băng vệ sinh thì không cần đến thao tác này. Và đặc biệt, cốc nguyệt san có thể ảnh hưởng tới màng trinh của phụ nữ. Chính vì thế, loại này chỉ được sử dụng cho những chị em phụ nữ đã từng quan hệ.

Cốc nguyệt san dùng như thế nào?

Cách sử dụng cốc nguyệt san bao gồm thao tác đưa cốc vào âm đạo và rút ra, cụ thể như sau:

Dùng đúng cách thì cốc nguyệt san sẽ không bị tụt vào bên trong
Dùng đúng cách thì cốc nguyệt san sẽ không bị tụt vào bên trong

Cách đưa cốc nguyệt san vào âm đạo

Bước 1: Tư thế ngồi xổm, nhón chân. Đầu tiên, hãy gấp cốc nguyệt san lại rồi cho từ từ vào lỗ âm đạo, vừa đẩy cốc vào vừa làm động tác Kegel . Chú ý với bước này, chị em cần vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng trước khi thực hiện.

Bước 2: sau khi cho cốc nguyệt san và âm đạo, nghe tiếng bật nhẹ có nghĩa cốc nguyệt san đã mở. Nếu lần đầu sử dụng, bạn nên dùng gương để quan sát được kỹ hơn.

Bước 3: khi cốc đã vào vị trí và không gây khó chịu thì chị em nên đứng dậy và đi vài vòng để cốc tự điều chỉnh tư thế phù hợp.

Cách lấy cốc nguyệt san ra

Bước 1: chị em cần ngồi xổm và thả lỏng cơ thể, nhẹ nhàng đưa tay và nắm lấy cuống cốc.

Bước 2: bóp nhẹ vào đáy cốc và từ từ kéo cốc ra khỏi âm đạo. Chú ý cầm chắc cốc để tránh trơn tuột. Kết thúc quy trình đặt và tháo cốc nguyệt san.

Cốc nguyệt san bị tuột vào bên trong thì phải làm thế nào?

Bởi âm đạo của phụ nữ là một khoảng trống có thể co giãn, hai bên thành của âm đạo sẽ khép vào nhau cho tới khi có một vật gì đó chen vào giữa. Ở phía cuối khoảng trống có thể co giãn này là cổ tử cung. Cổ tử cung rất hẹp và nhỏ nên cốc nguyệt san mà chui vào trong chỉ có thể là lực tác động đã quá mạnh hoặc rong quá trình đặt cốc nguyệt san quá sâu, làm cho cả cái dây cũng bị chui tọt vào bên trong không rút được ra thì mới khiến chúng chui tọt vào bên trong, không lấy ra được. Bởi vậy khi sử dụng các loại cốc nguyệt san bạn hãy chú ý, cách sử dụng lực khi lắp.

Đặc biệt cốc nguyệt san bị tuột vào bên trong, chị em không nên dùng các vật sắc nhọn để gắp lấy cốc ra ngoài. Nếu như đã dùng tay cố gắng lấy cốc mà không được thì bạn nên nhờ tới sự giúp đỡ của bác sỹ phụ khoa.

Trên đây là những thông tin cơ bản do bác sỹ Huệ cung cấp, cách tránh để cốc nguyệt san bị tụt vào trong, hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho các bạn!

Nguồn tham khảo

Cập nhật lần cuối: 19.07.2019

Bài viết liên quan
hoi-dap-uong-ruou-bia-do-mat-nhom-mau-gi [Hỏi đáp] Uống rượu bia đỏ mặt nhóm máu gì?

Nhiều anh chị em trên bàn nhậu uống rượu rất nhanh đỏ. Vậy nguyên nhân do đâu? Có thể một phần do cơ thể bạn đang chứa bệnh, hoặc có thể do thành phần rượu làm bạn nhanh đỏ. Một trong những lý do được nhiều người tuyền tai nhau đó là do nhóm máu. […]

hoi-dap-ve-viem-tuyen-bartholin-bac-sy-hue-giai-dap Hỏi đáp về viêm tuyến Bartholin [Bác sỹ Huệ giải đáp]

Viêm tuyến bartholin là căn bệnh phụ khoa thường gặp ở không ít chị em phụ nữ. Tuy nhiên, hiểu biết của chị em về căn bệnh này thường không nhiều. Nếu không nắm vững những kiến thức cần thiết về bệnh thì chị em sẽ khó lòng nhận biết khi mắc viêm tuyến bartholin […]

hoi-dap-kinh-nguyet-deu-nhung-bi-buong-trung-da-nang [Hỏi đáp] Kinh nguyệt đều nhưng bị buồng trứng đa nang?

Nếu như kinh nguyệt không đều, kinh thưa, vô kinh,…thì  khi thăm khám, kiểm tra sức khỏe sinh sản thường được chẩn đoán buồng trứng đa nang. Tuy nhiên, cũng không hiếm những trường hợp chị em có kinh nguyệt đều nhưng bị buồng trứng đa nang và băn khoăn với kết luận này. Để […]

BS. Hà Thị Huệ http://bacsyhathihue.vn/ chuyên khoa cấp I chuyên ngành Sản phụ khoa Ngày sinh: 27/01/1978
Sở trường chuyên môn
  • Viêm nhiễm phụ khoa (viêm âm đạo, bệnh lý cổ tử cung, vòi trứng, buồng trứng…
  • Tư vấn, thăm khám và điều trị bệnh lý rối loạn kinh nguyệt, rong kinh, chậm kinh, tiền mãn kinh,…
  • Kế hoạch hóa gia đình: khám tư vấn tránh thai, theo dõi, chăm sóc thai nghén…
  • Tư vấn và thực hiện đình chỉ thai nghén an toàn cho thai dưới 12 tuần tuổi: phá thai bằng thuốc và hút thai chân không…
  • Tư vấn và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục: sùi mào gà, lậu, herper sinh dục,…
  • Tư vấn và thực hiện phẫu thuật thu hẹp tầng sinh môn, tạo hình màng ngăn âm đạo,
Trình độ chuyên môn
  • Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành Y, bác sĩ Huệ không ngừng học hỏi, nâng cao kỹ năng, trình độ; luôn tâm huyết với nghề, hết lòng vì bệnh nhân.
  • Bác sĩ từng tham gia các chương trình đào tạo quốc gia về chuyên ngành sản phụ khoa (hội nghị Sản phụ khoa Việt Pháp), đạt danh hiệu tiên tiến trong chuyên môn nhiều năm.
Chức vụ bằng cấp
  • Tốt nghiệp đại học Y Thái Nguyên
  • Tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa I sản phụ khoa đại học Y Hà Nội
  • Bác sĩ lâm sàng sản phụ khoa bệnh viên đa khoa Yên Bái
  • Bác sĩ chuyên khoa Cấp I chuyên ngành Sản phụ khoa, làm việc tại các bệnh viện lớn của Thủ đô.
Quá trình công tác
  • 1993: Tốt nghiệp đại học Y thái Nguyên
  • 1997: Tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa I chuyên Sản phụ khoa Đại học Y Hà Nội.
  • 1997 – 2000: Công tác tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái
  • 2000 – 2005: Cử đi học nâng cao và công tác tại một số bệnh viện lớn của Thủ đô. Bác sĩ từng tham gia các chương trình đào tạo quốc tế về chuyên ngành Sản phụ khoa (hội nghị sản phụ khoa Việt Pháp…). Nhiều năm đạt lao động tiên tiến trong chuyên môn.
  • 2006 đến nay: Bác sĩ Huệ công tác tại phòng khám Đa khoa Y học Hà Nội.
Thành tích đạt được
  • Bác sĩ Hà Thị Huệ với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Sản phụ khoa, đã đạt được rất nhiều thành tích xuất sắc trong công tác
  • Đạt lao động tiên tiến trong nhiều năm
  • Bác sĩ từng tham gia rất nhiều cuộc hội thảo khoa học về các bệnh lý phụ khoa ở nhiều tỉnh thành trên cả nước, bác sĩ được vinh danh là thầy thuốc xuất sắc có tâm huyết với nghề.