0836 633 399 Thứ 2 - Chủ Nhật: 8h00 - 20h30

Công dụng cây lá lốt chữa bệnh và làm món ăn mà ít người biết

Đăng bởi: Hà Thị Huệ Ngày đăng: 27.07.2019

Cây lá lốt là một loại cây gia vị được sử dụng rất phổ biến ở Việt Nam để làm nên các món ăn hấp dẫn. Ngoài ra trong y học, nó còn có rất nhiều tác dụng chữa bệnh và được coi là một cây thuốc quý của y học phương Đông. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho các bạn hiểu hơn về những công dụng cây lá lốt về mặt y học cũng như ẩm thực, các bạn cùng theo dõi nhé.

Tìm hiểu về cây lá lốt

Lá lốt là cây thân thảo đa niên, có tên khoa học là Piper sarmentosum, thuộc họ hồ tiêu. Một số địa phương còn gọi là “nốt” (ở Nam Bộ có nơi gọi là lá lốp). Lá lốt thường được dùng trong ẩm thực hoặc dùng để trị vết thương, đắp vào chỗ đau.

Đặc điểm của cây lá lốt

Cây lá lốt thường cao khoảng 30 – 40 cm, mọc thẳng khi còn non, khi lớn có thân dài không thể mọc thẳng mà trườn trên mặt đất. Lá đơn, có mùi thơm đặc sắc, nguyên, mọc so le, hình tim, mặt lá bóng, có năm gân chính phân ra từ cuống lá, cuống lá có bẹ. Hoa hợp thành cụm ở nách lá. Qủa mọng, chứa một hạt. Cây ra hoa và kết quả độ tháng 8 đến tháng 10 vào mùa thu.

Lá lốt trong cuộc sống hàng ngày

Lốt thường được trồng bằng cách giâm cành nơi ẩm ướt, dọc bờ nước, để lấy lá làm gia vị và làm thuốc. Bò nướng lá lốt là một món ăn đặc sắc của Việt Nam. Lá được sử dụng làm rau ăn, cả thân, rễ và là đều được sử dụng làm thuốc chữa bệnh.

Công dụng cây lá lốt trong hàng ngày
Công dụng cây lá lốt trong hàng ngày 

Công dụng cây lá lốt trong y học

Theo đông y, lá lốt có vị nồng, cay, có tính ấm, chống hàn (như bị lạnh bụng), giảm đau, chống phong hàn ở mức độ nhẹ, tay chân tê lạnh, nôn mửa, đầy hơi, khó tiêu, đau đầu vì cảm lạnh, …Trong dân gian, người ta thường kết hợp lá lốt với một số vị thuốc khác như lá xương sông, rễ bưởi bung, rễ cỏ xước, …

Để hiểu rõ hơn công dụng của lá lốt trong việc điều trị bệnh, xin mời các bạn tham khảo một số bài thuốc được sưu tầm từ một số tài liệu y học, dân giân và qua nhiều thế hệ để lại:

Giải cảm, chữa thương hàn, lá lốt chữa ho

Chuẩn bị khoảng 20 lá lốt già thái sợi, 5 nhánh hành hương nhỏ, 1 tép tỏi, nửa củ hành tây, 2g gừng thái mỏng, 50g gạo vo sạch.

Cách thực hiện: Cho các nguyên liệu vào nồi với 150ml nước rồi nấu thành cháo, sau khi cháo chín, đập một quả trứng gà vào khuấy đều rồi ăn liền khi còn nóng. Sau khi ăn xong, lau sạch mồ hôi và tránh gió, bệnh sẽ khỏi.

Lá lốt trị mụn nhọt vỡ mủ

Một trong những công dụng cây lá lốt là giảm mụn nhọt có mủ, sưng to. Bạn cần chuẩn bị 15g lá lốt, lá chanh, lá ráy, lá tía tô mỗi loại. Thêm lớp vỏ bên trong của cây chanh, phơi khô giã nát với những loại lá trên rồi đắp vào mụn. Thực hiện 1 lần/ngày và duy trì trong 3 ngày mụn sẽ biến mất.

Chữa thoái hóa khớp gối bằng lá lốt

Chuẩn bị 20g lá lốt, 12g thiên niên kiện, 16g gai tầm sắc với 400ml nước, sắc đến khi còn khoảng 100ml, chia ra uống trong ngày. Hoặc có thể lấy 15g lá lốt, cây cỏ xước, rễ cây bưởi thái mỏng, sao vàng, 13g rễ cây vòi voi. Sắc với 600ml còn 200ml, chia uống 3 lần trong ngày.

Khi trời lạnh, xương khớp thường đau nhức cực kì khó chịu, đặc biệt là đối với người già. Vì thế bạn có thể áp dụng bài thuốc này để trị các triệu chứng đau nhức.

Công dụng cây lá lốt là chữa đau nhức khớp gối
Công dụng cây lá lốt là chữa đau nhức khớp gối

Lá lốt chữa bệnh phụ khoa

Viêm phụ khoa có thể chữa được bằng nhiều bài thuốc dân gian. Một trong số đó là dùng lá lốt, vừa rẻ vừa tiết kiệm. Dưới đây là cách làm:

>>> Tìm hiểu kỹ hơn về viêm nhiễm phụ khoa

Nguyên liệu chuẩn bị:

+ 50g lá lốt tươi

+ 50g nghệ tươi

+ 20g phèn chưa

Phương pháp thực hiện:

  • Rửa thật sạch lá lốt bằng nước muối, sau đó giã nát rồi cho vào nồi sạch, tiếp theo cho nghệ tươi và phèn chua vào. Đổ ngập nước khoảng 2 đót ngón tay (Bạn có thể cho thêm muối vào để tăng thêm hiệu quả)
  • Đun sôi hỗn hợp khoảng 10 – 15 phút rồi lấy một bát nhỏ để nguội rồi rửa âm đạo bên ngoài.
  • Phần còn lại đun sôi một lúc rồi đổ ra chậu để xông âm đạo.
  • Làm 2-3lần/tuần sẽ giúp giảm các triệu chứng ngứa rát, khó chịu và bốc mùi tại âm đạo.

>>> Tư vấn kỹ lưỡng về chứng viêm âm đạo online tại ĐÂY

Cây lá lốt chữa chứng ra mồ hôi, chân tay.

Chuẩn bị 30g lá lốt tươi, rửa qua bằng nước muối loãng và để ráo nước. Sau đó cho vào nồi đun sôi cùng với 1 lít nước, sau khi sôi cho thêm một ít muối rồi tắt bếp. Đợi khi nước nguội một chút, thì dùng để ngâm 2 bàn tay và chân đến khi nước nguội. Bài thuốc này thực hiện vào buổi tối trước khi ngủ và duy trì trong vòng 6 đến 7 ngày.

Ngoài ra, có một bài thuốc khác với 30g lá lốt thái nhỏ, sao vàng hạ thổ. Sắc với 3 bát nước đến khi còn 1 bát, chia làm 2 lần uống trong ngày, uống trong 7 ngày liên tiếp rồi dừng 4 – 5 ngày. Sau đó tiếp tục uống đến khi triệu chứng hết hẳn. Đây là công dụng cây lá lốt phổ biến.

Công dụng cây lá lốt trong chữa chứng đau bụng do nhiễm lạnh

Lá lốt có tác dụng chữa đau bụng do nhiễm lạnh cực kỳ tốt. Bạn cần chuẩn bị 20g lá lốt tươi rửa thật sạch, sắc cùng 300ml nước đến khi còn 100ml. Uống nước này khi còn ấm trước khi ăn tối, uống trong 2 ngày liên tục.

Chữa viêm xoang, nghẹt mũi hay nước mũi đặc

Cách này khá là đơn giản, bạn chỉ cần lấy 1 nắm lá lốt rồi rửa sạch với muối pha loãng, vò nát rồi nhét vào mũi, mỗi ngày làm 1 đến 2 lần và duy trì hàng ngày. Nếu bạn chăm chỉ làm hàng ngày, chắc chắn chứng viêm xoang, nghẹt mũi, chảy nước mũi sẽ nhanh chóng giảm bớt và giúp bạn không còn khổ sở trong những ngày mùa đông giá lạnh.

Chữa viêm lợi và giúp chắc răng, lá lốt chữa hôi miệng

Bạn cần chuẩn bị 20 lá lốt tươi, một chút muối tinh, và 100ml nước ấm. Rửa sạch lá lốt, ngâm trong nước muối loãng để diệt bụi bẩn, vi khuẩn. Dùng dao thái nhỏ từng khúc, sau đó xay thật nhuyễn, cho một thìa muối tinh và 100ml nước vào. Xay thật đều hỗn hợp, đổ ra bát dùng ray lọc, khăn xô để tách bã và lấy nước nguyên chất. Dùng hỗn hợp vừa chắt lọc được súc miệng mỗi ngày 3-4 lần để đạt kết quả tối ưu nhất. Lá lốt giảm đau răng cực kỳ hiệu quả.

Dùng la sloost làm chắc răng, sạch miệng
Dùng la sloost làm chắc răng, sạch miệng

Lá lốt chữa bệnh tổ đỉa

Cần chuẩn bị 30g lá lốt tươi, rửa sạch và ngâm qua nước muối loãng, vò nát hoặc giã nát lấy nước cốt uống hàng ngày. Bã lá lốt giữ lại đun với nước sôi khoảng 5 phút với khoảng 2 – 3 bát nước. Lấy nước đó dùng để rửa, còn bã dùng để đắp lên chỗ bị tổ đỉa rồi băng lại. Làm 2 lần/ngày và duy trì trong vòng 5 đến 7 ngày.

Chữa bệnh viêm tinh hoàn

Chuẩn bị 12g lá lốt, bạch thuật, lệ chi mỗi loại, 10g bạch linh, trần bì mỗi loại, 21g sinh khương, 6g phòng sâm, 6g sơn thù, 5g hoàn kỳ, 4g cam thảo (chích). Sắc các nguyên liệu trên với 600ml nước đến khi còn 200ml, chia ra uống nhiều lần trong ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Công dụng cây lá lốt: Hỗ trợ chứng bệnh suy thận ở nam giới

Là lốt có tác dụng tốt đối với bệnh suy thận ở nam giới và bài thuốc này cũng khá là đơn giản. Bạn cần chuẩn bị 20g lá lốt, 10g rễ tầm gai, cà gai leo, lá đa lông, mã đề, rễ mỏ quạ. Sắc lấy nước và nên uống vào thời điểm sau bữa ăn trưa, duy trì trong vòng 3-5 ngày.

Giúp tăng cường sinh lý ở nam giới

Loại cây rau gia vị này có tác dụng rất tốt với bệnh yếu sinh lý ở nam giới. Sử dụng lá lốt với các món ăn hàng ngày là bạn đã bổ sung dưỡng chất và dinh dưỡng giúp tăng cường sinh lý rồi. Ngoài ra có thể kết hợp với một số thực phẩm khác để có chất lượng cao hơn như là hành củ, thuốc bắc. Lá lốt xào hến là một món ăn rất ngon và cũng là bài thuốc hiệu quả trong việc chữa bệnh yếu sinh lý ở nam giới.

Chữa đầu gối sưng đau, lá lốt trị phong thấp

Cách 1: Chuẩn bị 20g lá lốt, ngải cứu mỗi loại, rửa thật sạch rồi giã nát, thêm giấm chưng nóng, sau đó đắp, chườm lên đầu gối nơi bị sưng đau. Liệu trình duy trì trong vòng 10 ngày liên tục.

Cách 2: Chuẩn bị 30g lá lốt, rễ các cây bưởi bung, vò voi, cỏ xước. Tất cả nguyên liệu đều phải tươi, thái mỏng, sao vàng, sau đó sắc với 600ml nước đến khi còn 200ml và chia làm 3 lần uống trong ngày. Duy trì liệu trình trong vòng 7 ngày.

Ngoài ra, công dụng cây lá lốt có thể chữa nhiều bệnh khác như ngâm chân trị tiểu đường, lá lốt chữa bệnh gout, lá lốt chữa viêm lợi, lá lốt trị hôi nách, lá lốt chữa hôi miệng, lá lốt chữa dị ứng, lá lốt giúp giảm béo, lá lốt chữa bệnh trĩ, các bệnh về đường tiêu hóa, chữa ho và kiết lỵ

Một số món ăn từ lá lốt

Ngoài công dụng cây lá lốt là chữa bệnh thì còn có tác dụng trong ẩm thực khi có thể làm ra những món ăn cực kì hấp dẫn và tốt cho sức khỏe:

Nấu cháo bằng lá lốt

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • 30g cành nụ lá lốt khô
  • 30g hồ tiêu
  • 12g quế

Cách làm: Mang tán mịn các nguyên liệu chuẩn bị, mỗi lần sử dụng cho khoảng 9g. Sử dụng hành tươi nấu lấy nước, gạt bỏ bã và cho gạo tẻ vào nấu thành cháo. Sau khi cháo chín, cho bột thuốc vào và ăn khi đói.

Công dụng: Món cháo này giúp chữa đầy bụng, khó tiêu, trị hàn thấp, hư hàn.

Món đầu chân dê hầm

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • 4 cái chân dê
  • 1 cái đầu dê (đã làm sạch và nấu chín với nước)
  • 30g lá lốt
  • 30g gừng tươi
  • 50g hành trắng
  • 10g hạt tiêu
  • Đậu xị

Cách làm: Cho tất cả các nguyên liệu vào nồi hầm cùng với đậu xị lượng vừa đủ, gia vị và muối ăn sao cho vừa khẩu vị. Để nhở lửa nấu đến khi nào chín nhừ rồi chia ra ăn làm nhiều lần trong ngày.

Công dụng: Đây là món tốt cho cơ thể bị suy nhược, đau quặn bụng, tỳ vị hư hàn, đại tiện lỏng, chậm tiêu, kém ăn, bệnh mãn tính.

Canh lá lốt

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • 100g lá lốt
  • 100g Thịt nạc heo (hoặc tôm)
  • 5g gừng tươi
  • 10g rau húng quế (hoặc ngải cứu)
  • Muối, tiêu, đường, bột ngọt, nước mắm

Cách làm: Làm sạch thịt nạc (hoặc tôm), thái nhỏ, sau đó ướp cùng muối, tiêu, đường, nước mắm, để cho thấm. Lá lốt rửa sạch rồi cắt nhỏ, gừng rửa sạch rồi giã dập, rau húng quê nhặt rửa sạch sau đó cũng cắt nhỏ. Cho nước vào nồi với lượng vừa đủ, đun sôi sau đó cho thịt vào, nước sôi lại thì cho gừng và lá lốt vào. Sau khi canh sôi, nêm thêm gia vị để vừa miệng và cuối cùng cho rau húng quế vào nồi canh rồi đảo đều. Ăn ngay khi còn nóng trong bữa cơm.

Canh lá lốt dễ ăn và bổ dưỡng
Canh lá lốt dễ ăn và bổ dưỡng

Công dụng cây lá lốt: Canh lá lốt giúp giảm đau nhức, giúp cơ thể được ấm áp, chống tình trạng cơ thể ớn lạnh, buồn bực, nặng nề, không muốn hoạt động. Thích hợp với những người bị dính mưa hoặc ngâm nước trong thời gian lâu, đau nhức khớp xương do các khí phong, hàn và thấp gây ra.

Lá lốt xào thịt bò

Chuẩn bị:

  • 400g thịt bò
  • 100g lá lốt
  • 2 muỗng cà phê tỏi băm
  • 1 muỗng cà phê sữa đặc
  • 1 muỗng cà phê bột năng
  • 1 muỗng cà phê sả băm
  • Các loại gia vị nêm

Cách làm: Rửa thật sạch thịt bò, cắt miếng sao cho vừa miệng ăn rồi ướp với sữa đặc, 1 muỗng cà phê bột nêm, bột năng cùng một chút dầu ăn. Ướp khoảng 10 phút để thịt ngấm gia vị. Lá lốt rửa sạch, để ráo nước sau đó cắt nhỏ, đun nóng dầu ăn rồi cho tỏi và sả phi thật thơm. Cho thịt bò vào xào, nêm một muỗng cà phê đường và một chút muối, cho tiếp lá lốt vào rồi đảo đều tay. Món nên ăn ngay khi nóng và ngon hơn khi chấm với xì dầu ớt.

Công dụng: Tác dụng bổ huyết, bổ tỳ vị, trừ thấp, hỗ trợ tiêu hóa và mạnh gân cốt. Đối tượng nên sử dụng là những người ăn uống kém, tỳ vị bị suy yếu, đau lưng mỏi gối, viêm khớp, đau nhức các khớp do phong thấp, thiếu máu và suy nhược cơ thể.

Lá lốt cuốn đậu hũ

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • 400g đậu hũ
  • 100g lá lốt
  • 50g nấm rơm
  • 10g nấm mèo
  • 3 quả ớt sừng
  • 1 muỗng cà phê hành tỏi băm
  • Các loại gia vị nêm

Cách làm: Rửa sạch đậu hũ rồi nghiềm nhuyễn, lá lốt rửa sạch cắt nhuyễn một phần, số còn lại giữ nguyên. Nấm mèo, nấm rơm ngâm nước ấm để nở, bỏ chân, rửa sạch rồi cắt nhuyễn. Ớt cắt lát và cho vào nước tương để làm nước chấm. Trộn đều đậu hũ với lá lốt xay nhuyễn, các loại nấm, nêm thêm 1 thìa cà phê muối, bột nêm, bột ngọt, tiêu và hành tỏi băm nhuyễn. Uớp trong 20 phút để ngấm gia vị. Trải lá lốt lên đĩa, thoa một chút dầu ăn rồi cho hỗn hợp đậu hũ vào cuộn lại. Cho đậu hũ vào chiên đến khi chín đều rồi gắp ra đĩa có giấy thấm dầu. Thưởng thức cùng xì dầu ớt.

Công dụng cây lá lốt: Lá lốt cuốn đậu hũ có tác dụng bổ tỳ vị, trừ thấp, mạnh gân cốt, hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng, hạ huyết áp, hạ mỡ trong máu, hạ đường huyết. Những người nên sử dụng là những người tỳ vị suy yếu, ăn uống kém, đau lưng mỏi gối, đau nhức khớp do phong thấp, thiếu máu, mỡ máu cao, cao huyết áp, đái tháo đường.

Lá lốt nướng thịt bò

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • 400g thịt bò
  • 200g lá lốt (lá to)
  • 30g đậu phộng rang
  • 10g sả băm nhuyễn
  • Rau thơm các loại, dưa leo, chuối xanh, khế, xà lách vừa đủ
  • Các loại gia vị nêm, bún và bánh tráng để cuốn

Cách làm: Rửa thật sạch thịt bò rồi băm nhỏ, sau đó ướp thịt bò với muối, bột nêm, tiêu và sả băm. Để thịt ngấm gia vị trong khoảng 20 phút. Lá lốt rửa sạch, để ráo nước, đậu phộng rang giã dập. Rửa sạch các loại rau thơm và rau ăn sống, để ráo nước. Cuộn thịt bò trong lá lốt vừa miếng ăn rồi đem lên nướng trên bếp than, lật đều cho đến khi thịt bên trong chín. Khi bò nướng lá lốt đã chín, bày ra đĩa rồi cho đậu phộng lên trên, cuốn cùng bánh tráng và các loại rau bún, chấm cùng mắm nêm hoặc nước mắm pha tùy khẩu vị.

Lá lốt nướng thịt bò hấp dẫn
Lá lốt nướng thịt bò hấp dẫn

Công dụng: Bò nướng lá lốt có tác dụng bổ khí huyết, lợi tiêu hóa, nhuận tràng, trừ thấp, giảm đau. Bổ ích cho người bị khí huyết suy hư, suy nhược cơ thể, ăn ngủ kém, viêm đau các khớp và đau lưng.

Canh mít nấu lá lốt

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • 200g mít non
  • 100g tôm
  • Lá lốt: 10 lá
  • 1 củ hành khô
  • Các loại gia vị nêm

Cách làm: Bóc vỏ tôm, rửa thật sạch rồi giã dập, ướp cùng 1 muỗng cà phê muối và tiêu. Mít non thái lát hoặc xé vừa miếng. Hòa muỗng canh mắm ruốc với nước lạnh, lọc bỏ cát và lấy nước cốt. Bóc vỏ hành và băm nhuyễn, rửa sạch lá lốt rồi thái nhỏ. Phi hành thật thơm, cho tôm vào xào chín, đổ nước vào nồi rồi chút nước cốt mắm ruốc vào, tiếp tục đun sôi. Cho mít non vào đun đến khi chín mềm, nêm thêm gia vị cho vừa khẩu vị, cuối cùng cho lá lốt vào. Thưởng thức khi còn nóng với cơm

Công dụng: Món ăn này có tác dụng bổ tỳ vị, khu phong trừthấp, mạnh gân cốt, trợ tiêu hóa, nhuận trường. Có ích cho người bị tỳ vị suy yếu, ăn uống kém, đau lưng mỏi gối, viêm khớp, đau nhức các khớp do phong thấp, táo bón

Và còn rất nhiều những món ăn hấp dẫn khác có thể làm từ lá lốt như lá lốt xào trứng, lá lốt xào tỏi, lá lốt chiên trứng, lá lốt xào măng, lá lốt xào thịt trâu hay lá lốt xào cà pháo…

Một số câu hỏi về là lốt

Sau đây là một số những câu hỏi được rất nhiều người quan tâm khi sử dụng lá lốt. Tuy công dụng cây lá lốt là không thể bàn cãi nhưng bạn nên lưu ý khi sử dụng soa cho đúng mục đích và phương pháp.

Lá lốt có gây mất sữa ?

Có rất nhiều thông tin cho rằng, mẹ bầu khi ăn lá lốt sẽ bị mất sữa. Tuy nhiên, mẹ bầu có thể yên tâm, hiện nay chưa có một nghiên cứu nào chứng minh bà bầu ăn lá lốt sẽ bị mất sữa. Mặt khác, trong một nghiên cứu khác của những chuyên gia dinh dưỡng còn cho thấy, lá lốt có nhiều flavonoid, alcaloid. Đây là những tinh chất rất tốt, giúp tăng cường sữa mẹ cho bé. Vì vậy, các mẹ không nên lo lắng khi sử dụng lá lốt trong quá trình đang cho con bú nhé.

Bầu ăn lá lốt có được không ?

Lá lốt là một thảo dược rất tốt đối với phụ nữ đang mang thai trong đông y. Với đặc tính ấm, có vị cay thơm, có tác dụng trung tán hàn, hạ khí chỉ thống, mẹ bầu có thể sử dụng lá lốt trong các trường hợp đau bụng kèm nôn , tiêu chảy, đau đầu, đau răng. Ngoài ra, sử dụng nước lá lốt để ngâm chân giúp giải độc rất tốt.

Ăn lá lốt sống có tốt không ?

Lá lốt thường được nhiều người sử dụng như một loại rau thơm và ăn sống loại lá này cũng mang lại rất nhiều những tác dụng chữa bệnh có thể kể đến như chữa đau bụng do lạnh, điều trị các bệnh lý xương khớp, điều trị bệnh ra mồi hôi chân tay, tăng cường sinh lý nam giới, chữa đau răng, mụn nhọt… Nhưng lưu ý không nên ăn quá nhiều lá lốt sống vì có thể gây nên tình trạng nhiệt, ảnh hưởng tới dạ dày, ngộ độc thực phẩm.

Lá lốt phơi khô có tác dụng gì ?

Tương tự như lá lốt tươi, lá lốt phơi khô cũng có những tác dụng chữa bệnh giống như lá lốt tươi nhưng được sấy khô để có thể bảo quản được lâu hơn.

Lá lốt khô cũng có công dụng tốt như lá tươi và khả năng bảo quản tốt hơn
Lá lốt khô cũng có công dụng tốt như lá tươi và khả năng bảo quản tốt hơn

Lá lốt ngâm rượu có tác dụng gì ?

Lá lốt có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau. Trong đông y thì nó có vị nóng, hơi cay, tính ấm, có công dụng làm ấm bụng, trừ lạnh, hạ khí… Và lá lốt ngâm rượu sẽ đẩy mạnh các tác dụng trên. Ngoài ra rượu ngâm lá lốt còn được sử dụng để xoa bóp khi đau nhức, chấn thương.

Một miếng chả lá lốt chứa bao nhiêu calo ?

Theo nghiên cứu, một miếng chả lốt có chứa 70 – 75 calo.

Trên đây, chúng ta có thể thấy lá lốt có những công dụng tuyệt vời như thế nào rồi phải không ? Hy vọng rằng bài viết này mang lại cho các bạn khoảng thời gian thoải mái và những kiến thức bổ ích về công dụng cây lá lốt trong cuộc sống hàng ngày. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian theo dõi và ủng hộ bài viết này.

Nguồn tham khảo

Cập nhật lần cuối: 27.07.2019

Bài viết liên quan
giam-ham-muon-tinh-duc-lam-sao-de-cai-thien Giảm ham muốn tình dục – làm sao để cải thiện?

Trong cuộc sống vợ chồng hoặc các đôi tình nhân trẻ thì việc quan hệ tình dục làm tăng tình cảm đôi bên. Tuy nhiên qua thời gian dài thì cuộc yêu không còn như cũ. Bởi một trong hai đã giảm ham muốn tình dục. Có rất nhiều nguyên nhân từ chủ quan đến […]

dau-bung-khi-quan-he-nguyen-nhan-va-cach-khac-phuc Đau bụng khi quan hệ – nguyên nhân và cách khắc phục

Sau khi quan hệ chị em thường cảm thấy đau tức và khó chịu ở phần bụng. Đây có thể là dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý gây ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt của các chị em. Các chị em không nên chủ quan và bỏ qua các hiện […]

cach-ve-sinh-vung-kin-ngay-den-do-sach-se-nhat Cách vệ sinh vùng kín ngày đèn đỏ sạch sẽ nhất

Ngày đèn đỏ khu vực của các chị em luôn cảm thấy ẩm ướt, vùng kín lúc này nguy cơ viêm nhiễm cao hơn bình thường rất nhiều. Nếu không cẩn thận vệ sinh đúng cách hoặc làm sạch quá sẽ làm cho cô bé bị viêm nhiễm ngược lại. Dưới đây bác sỹ Hà […]

BS. Hà Thị Huệ http://bacsyhathihue.vn/ chuyên khoa cấp I chuyên ngành Sản phụ khoa Ngày sinh: 27/01/1978
Sở trường chuyên môn
  • Viêm nhiễm phụ khoa (viêm âm đạo, bệnh lý cổ tử cung, vòi trứng, buồng trứng…
  • Tư vấn, thăm khám và điều trị bệnh lý rối loạn kinh nguyệt, rong kinh, chậm kinh, tiền mãn kinh,…
  • Kế hoạch hóa gia đình: khám tư vấn tránh thai, theo dõi, chăm sóc thai nghén…
  • Tư vấn và thực hiện đình chỉ thai nghén an toàn cho thai dưới 12 tuần tuổi: phá thai bằng thuốc và hút thai chân không…
  • Tư vấn và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục: sùi mào gà, lậu, herper sinh dục,…
  • Tư vấn và thực hiện phẫu thuật thu hẹp tầng sinh môn, tạo hình màng ngăn âm đạo,
Trình độ chuyên môn
  • Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành Y, bác sĩ Huệ không ngừng học hỏi, nâng cao kỹ năng, trình độ; luôn tâm huyết với nghề, hết lòng vì bệnh nhân.
  • Bác sĩ từng tham gia các chương trình đào tạo quốc gia về chuyên ngành sản phụ khoa (hội nghị Sản phụ khoa Việt Pháp), đạt danh hiệu tiên tiến trong chuyên môn nhiều năm.
Chức vụ bằng cấp
  • Tốt nghiệp đại học Y Thái Nguyên
  • Tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa I sản phụ khoa đại học Y Hà Nội
  • Bác sĩ lâm sàng sản phụ khoa bệnh viên đa khoa Yên Bái
  • Bác sĩ chuyên khoa Cấp I chuyên ngành Sản phụ khoa, làm việc tại các bệnh viện lớn của Thủ đô.
Quá trình công tác
  • 1993: Tốt nghiệp đại học Y thái Nguyên
  • 1997: Tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa I chuyên Sản phụ khoa Đại học Y Hà Nội.
  • 1997 – 2000: Công tác tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái
  • 2000 – 2005: Cử đi học nâng cao và công tác tại một số bệnh viện lớn của Thủ đô. Bác sĩ từng tham gia các chương trình đào tạo quốc tế về chuyên ngành Sản phụ khoa (hội nghị sản phụ khoa Việt Pháp…). Nhiều năm đạt lao động tiên tiến trong chuyên môn.
  • 2006 đến nay: Bác sĩ Huệ công tác tại phòng khám Đa khoa Y học Hà Nội.
Thành tích đạt được
  • Bác sĩ Hà Thị Huệ với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Sản phụ khoa, đã đạt được rất nhiều thành tích xuất sắc trong công tác
  • Đạt lao động tiên tiến trong nhiều năm
  • Bác sĩ từng tham gia rất nhiều cuộc hội thảo khoa học về các bệnh lý phụ khoa ở nhiều tỉnh thành trên cả nước, bác sĩ được vinh danh là thầy thuốc xuất sắc có tâm huyết với nghề.