0836 633 399 Thứ 2 - Chủ Nhật: 8h00 - 20h30

Tiểu buốt, tiểu rắt ở nữ giới chữa như thế nào?

Đăng bởi: Hà Thị Huệ Ngày đăng: 23.07.2019

Tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt ở nữ giới thường gây ra những phiền toái, mệt mỏi, khó chịu, không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của các chị em mà còn là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý liên quan đến đường tiết niệu hoặc các bệnh phụ khoa vô cùng nguy hiểm. Nếu không được hỗ trợ điều trị kịp thời hoặc điều trị sai cách thì sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và chức năng sinh sản của phái đẹp. Trường hợp nặng còn có thể dẫn đến vô sinh.

Để hiểu rõ hơn về tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt ở nữ giới, mời bạn đọc cùng lắng nghe những chia sẻ của bác sỹ Hà Thị Huệ chuyên gia đầu ngành tại Đa khoa Y học Quốc tế thông qua bài viết dưới đây.

Hiện tượng tiểu buốt, tiểu rắt ở nữ giới là gì?

Với hơn 40 năm tích lũy kinh nghiệm và cống hiến vì sức khỏe người phụ nữ, bác sĩ – bác sĩ Hà Thị Huệ cho biết:

Tiểu buốt là hiện tượng chị em bị đau và buốt khi đi tiểu. Điều này làm nữ giới cảm thấy khó chịu, thậm chí “ám ảnh”, sợ không dám đi tiểu tiện. Tiểu buốt, tiểu rắt ở nữ giới là một trong những triệu chứng của nhiều bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa nguy hiểm, điển hình là các bệnh: viêm âm đạo, viêm cổ tử cung,…

Hiện tượng tiểu buốt tiểu rắt ở nữ giới
Hiện tượng tiểu buốt tiểu rắt ở nữ giới

Những bệnh lý này ở giai đoạn đầu của bệnh thì không khó để trị khỏi. Tuy nhiên, nếu bệnh ủ quá lâu có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của nữ giới. Đối với nữ giới mắc viêm cổ tử cung thường có nguy cơ bị ung thư cao hơn phụ nữ bình thường gấp 10 lần, đe dọa trực tiếp đến tính mạng.

Cảnh giác với những triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt ở nữ giới

Tiểu buốt, tiểu rắt ở nữ giới thường có những triệu chứng như sau: Luôn muốn đi tiểu, đồng thời có thể tiểu buốt, tiểu không tự chủ. Một số trường hợp có thể đi kèm với những triệu chứng khác như: tiểu buốt có mủ, tiểu buốt ngứa vùng kín, tiểu buốt có mùi hôi, tiểu buốt tiểu rắt đau bụng dưới, tiểu buốt kèm sốt, tiểu buốt đau lưng, tiểu buốt ra máu hồng, tiểu buốt táo bón, tiểu buốt khí hư bất thường,…

Tiểu buốt có thể là dấu hiệu của viêm phụ khoa

Bên cạnh đó, nhiều trường hợp thường xuyên xuất hiện tiểu buốt ra máu ở nữ giới, tiểu buốt vào ban đêm,… Tất cả những biểu hiện này đều có thể là “hồi chuông cảnh báo” những bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa, bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, các bệnh về niệu đạo, dấu hiệu sớm của ung thư,… vô cùng nguy hiểm. Bởi vậy, nữ giới cần hết sức cảnh giác. Tốt nhất nên tìm đến cơ sở y tế ngay để được thăm khám và hỗ trợ điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm như đã nêu ở trên.

>>> Xem thêm về viêm phụ khoa và các bệnh lý

Tiểu buốt ra mủ trắng thường là biểu hiện của bệnh lậu

Nếu chị em mắc bệnh lậu nhưng không được điều trị kịp thời, hoặc điều trị sai cách, vi khuẩn lậu sẽ lây lan nhanh chóng, gây ra những bệnh viêm nhiễm phụ khoa khác như: viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm phần phụ,…. Trường hợp bệnh để lâu còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản, nguy cơ vô sinh, ảnh hưởng đến thai nhi khi sinh thường. Nặng hơn, khi vi khuẩn lậu cầu xâm nhập vào máu, nguy cơ nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não dẫn đến đến tử vong.

Tiểu buốt ra máu

Tiểu buốt ra máu là triệu chứng dễ nhận biết của các bệnh viêm niệu đạo, viêm âm đạo nặng, ung thư cổ tử cung,… Chị em nếu mắc các bệnh này rất nguy hiểm, thường ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sức khỏe sinh sản, thậm chí là tính mạng của người bệnh. Nhiều trường hợp biến chứng gây ảnh hưởng đến thiên chức làm mẹ của nữ giới, dẫn đến vô sinh – hiếm muộn.

Tiểu buốt cuối bãi ở nữ

Đây là hiện tượng đi tiểu và cảm thấy đau buốt khi sắp đi tiểu xong. Đây có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau, liên quan đến viêm phụ khoa, các bệnh về niệu đạo hoặc dấu hiệu của ung thư sớm ở nữ giới. Bởi vậy chị em cần hết sức lưu ý khi gặp tiểu buốt, tiểu rắt ở nữ giới.

(Hoặc nếu gặp những triệu chứng trên chị em có thể ấn VÀO ĐÂY để được tư vấn cụ thể với bác sĩ.)

Tiểu buốt theo giai đoạn

Thông thường, tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt ở nữ giới có thể được chia làm 02 giai đoạn: cấp tính và mãn tính.

Tiểu buốt cấp tính là giai đoạn đầu của bệnh. Tình trạng tiểu buốt xuất hiện chưa thường xuyên, mức độ ban đầu chưa quá nghiêm trọng và không khó để điều trị.

Tiểu buốt mãn tính là khi tình trạng bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng, tổn thương sâu khiến cho bộ phận sinh dục thường xuyên đau rát, đặc biệt là mỗi lần đi tiểu. Tình trạng này ngày càng nghiêm trọng và trở thành cơn ác mộng “kinh hãi” của nhiều chị em. Tiểu buốt cấp tính có thể đi kèm nhiều triệu chứng như tiểu buốt ra máu, tiểu ra mủ, sưng đau, ngứa rát, viêm nhiễm ở cơ quan sinh dục…

“Hung thủ” gây tiểu buốt, tiểu rắt ở nữ giới

Hiện tượng tiểu buốt, tiểu rắt ở nữ giới có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau.

Tiểu buốt khi mang thai

Đối với các phụ nữ mang thai, tiểu buốt xuất hiện khá phổ biến. Nguyên nhân của tiểu rắt, tiểu buốt khi có thai là bởi lúc này bàng quang rất dễ bị kích thích, nước tiểu từ thận xuống bàng quang tích lại nơi đây và chèn ép. Điều này khiến chị em luôn có cảm giác muốn đi tiểu nhiều lần, có một số trường hợp còn bị tiểu buốt. Song, trên thực tế, nhiễm trùng đường tiết niệu cũng được coi là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tiểu buốt ở các mẹ bầu.

Mang thai có thể là nguyên nhân gây bệnh
Mang thai có thể là nguyên nhân gây bệnh

Hiện tượng này do vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu thông qua niệu đạo gây nên viêm nhiễm, từ đó tạo tác nhân cho chứng tiểu buốt. Nếu không được hỗ trợ điều trị kịp thời, bệnh sẽ biến chứng nguy hiểm, có thể lây lan từ bàng quang lên niệm quản và thận…

Tiểu buốt khi mang thai tháng cuối

Ở tháng cuối của thai kỳ, một vài chị em gặp lại hiện tượng tiểu buốt, tiểu rắt, nhất là khi đã gần đến ngày sinh bởi lúc này, đầu thai nhi tụt thấp và đè vào bàng quang. Tuy nhiên, một nguyên nhân phổ biến hơn lý giải cho tình trạng tiểu buốt khi mang thai tháng cuối đó là mẹ bầu mắc các bệnh do nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Không ít trường hợp tiểu buốt là dấu hiệu của viêm nhiễm nặng dẫn đến thai nhi bị dị tật, kém phát triển, người mẹ bị sinh non hoặc sẩy thai.

Tiểu buốt khi quan hệ

Với tình trạng tiểu buốt sau quan hệ ở nữ giới, nguyên do chủ yếu là tình trạng viêm nhiễm phụ khoa. Bình thường, cấu trúc của cơ quan sinh dục ở nữ giới có đường niệu đạo khá ngắn, mặt khác niệu đạo ở nữ giới lại gần với hậu môn. Điều này vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn; virus, nấm xâm nhập vào gây ra tình trạng viêm nhiễm.

Tiểu buốt khi đến tháng

Trong những ngày “đèn đỏ”, tử cung của nữ giới có xu hướng giãn nở, cơ quan sinh dục nữ luôn trong tình trạng ẩm ướt. Điều này là cơ hội để vi khuẩn xâm nhập vào vùng kín nếu chị em không giữ gìn vệ sinh “cô bé” đúng cách thì khả năng mắc phải các bệnh phụ khoa kèm theo triệu chứng đi tiểu buốt là rất cao, và điều đó là cực kỳ nguy hiểm đối với sức khỏe sinh sản của chị em.

Tiểu buốt sau đẻ mổ

Cơ thể người phụ nữ nếu phải trải qua quá trình sinh mổ thường sẽ gây ảnh hưởng tới các cơ quan bộ phận bên trong cơ thể, trong đó có hệ tiết niệu. Hệ tiết niệu là cơ quan có khả năng bị ảnh hưởng lớn nhất khi phụ nữ sinh mổ với biểu hiện rõ ràng là đi tiểu buốt. Vết mổ nếu không vệ sinh cẩn thận dễ dẫn đến nhiễm trùng, viêm tử cung,… cũng là nguyên nhân gây hiện tượng tiểu buốt, tiểu rắt ở nữ giới.

Tiểu buốt, tiểu rắt – làm thế nào để hết bệnh?

Tiểu buốt, tiểu rắt thường là dấu hiệu của những bệnh lý phụ khoa, viêm nhiễm, các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục hoặc các bệnh liên quan đến đường tiết niệu,… Nhiều chị em thường có suy nghĩ đây là dấu hiệu thường gặp, không cần điều trị bệnh sẽ tự khỏi. Tuy nhiên đây là một quan niệm sai lầm. Tiểu buốt, tiểu rắt không thể tự khỏi và sẽ càng nghiêm trọng nếu không được điều trị đúng cách.

Bởi vậy, các chuyên gia đầu ngành tại Đa khoa Y học Quốc tế khuyến cáo các chị em: “Khi gặp dấu hiệu tiểu buốt, tiểu rắt ở nữ giới, chị em cần tìm đến cơ sở y tế chuyên khoa sớm nhất để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và có phương án hỗ trợ điều trị kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.”

Dùng thuốc kháng sinh chữa tiểu buốt

Để hỗ trợ điều trị các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa, bệnh lý về đường tiết niệu, các bệnh xã hội,… đi kèm triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt, các bác sĩ thường buộc phải sử dụng thuốc kháng sinh để tiêu diệt các tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, sử dụng thuốc kháng sinh thường gây ra nhiều tác dụng phụ, đặc biệt là dùng trong thời gian dài khiến người bệnh chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, thậm chí ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng của gan và thận.

Dùng kháng sinh để chữa bệnh có thể gây ra tác dụng phụ
Dùng kháng sinh để chữa bệnh có thể gây ra tác dụng phụ

Bởi vậy, tại Đa khoa Y học Quốc tế, bác sỹ Hà Thị Huệ cùng những chuyên gia đầu ngành về Đông y sẽ áp dụng kết hợp thêm những vị thuốc thảo dược Đông Y. Thuốc Đông giúp chị em ngăn chặn được những tác dụng phụ của kháng sinh tây y, cân bằng môi trường âm đạo, cân bằng nội tiết tố, tăng khả năng tự miễn của cơ thể. Nhờ đó, giúp điều trị bệnh triệt để, tránh tái phát, đồng thời tiết kiệm chi phí và thời gian điều trị bệnh.

Có nên chưa tiểu buốt tiểu rắt bằng các phương pháp dân gian?

Thực tế, hiện nay, rất nhiều chị em thường xuyên truyền tai nhau những bài thuốc dân gian đươc cho là có thể chữa khỏi tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt ở nữ giới. Phổ biến nhất là phương pháp chữa tiểu buốt bằng lá mồng tơi. Theo đó, chị em chỉ cần hái lá mồng tơi từ sáng sớm, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt pha thêm một ít nước sôi để nguội cho vài hạt muối rồi uống. Đồng thời dùng bã mồng tơi để đắp vào bụng dưới (chỗ bàng quang) chỉ sau vài lần là khỏi.

Tuy nhiên, theo bác sỹ Hà Thị Huệ, cho tới thời điểm hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh tính an toàn và hiệu quả của phương pháp trên. Và nếu tự ý áp dụng mà không được thăm khám và chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa thì khả năng viêm nhiễm ngày càng lây lan nghiêm trọng là rất cao. Lúc này, việc chữa trị sẽ ngày càng khó khăn hơn, thậm chí có những trường hợp tổn thương sâu dẫn đến điều trị mãi vẫn không thể dứt điểm.

Chế độ dinh dưỡng đươc bác sỹ Hà Thị Huệ khuyên tiểu buốt, tiểu rắt ở nữ giới

Cung cấp đủ nước luôn là điều cần thiết đối với sức khỏe con người, đặc biệt là đối với những người mắc bệnh tiểu buốt, tiểu rắt. Người bệnh nên bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể (2 lít mỗi ngày) .Việc uống đủ nước không những loại bỏ các vi khuẩn có hại ra khỏi cơ thể mà còn giúp người bệnh khắc phục được tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt.

Tuy nhiên, chị em cũng nên lưu ý không nên uống quá nhiều nước bởi như thế sẽ dẫn đến tình trạng tiểu không kiểm soát được, hoặc uống quá ít nước thì sẽ kiềm chế hoạt động của bàng quang, gây nên hiện tượng nhiễm trùng.

Tiểu buốt nên uống nước gì?

Bên cạnh nước lọc thông thường, chị em cũng có thể bổ sung thêm các loại vitamin có lợi cho cơ thể bằng cách uống các loại nước ép từ rau mồng tơi, rau má,… Những loại thức uống này giúp thanh lọc cơ thể, giải nhiệt, đồng thời có thể hạn chế được một phần những tác hại mà bệnh tiểu buốt, tiết rắt có thể gây ra.

Bệnh nhân bị tiểu buốt tiểu rắt nên uống nhiều nước
Bệnh nhân bị tiểu buốt tiểu rắt nên uống nhiều nước

Tiểu buốt nên ăn gì?

Người bị đi tiểu buốt, tiểu rắt nên ăn những thực phẩm có tính mát, lợi tiểu, hạn chế các thực phẩm cay nóng. Dưới đây là một số thực phẩm mà người mắc bệnh tiểu buốt, tiểu rắt nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng:

  • Bí đao
  • Sắn dây
  • Mướp đắng
  • Hoa atiso,….

Tại sao nên khám bệnh ở phòng khám đa khoa y học quốc tế 12 Kim Mã

Một trong những điều đặc biệt giúp Đa khoa Y học Quốc tế trở thành địa chỉ y tế top đầu trong nước đó là phòng khám là địa chỉ y tế đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam áp dụng thành công mô hình Y TẾ XANH vào trong thăm khám và hỗ trợ điều trị bệnh. Theo đó, đáp ứng đủ 03 tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới đề ra về mô hình này:

  • Đội ngũ y bác sĩ, chuyên viên y tế tại Đa khoa Y học Quốc tế đều được thông qua sát hạch và nắm vững những yêu cầu và kiến thức về Y tế xanh.
  • Toàn bộ quy trình thăm khám, điều trị cùng những thiết bị y tế, máy móc tại phòng khám đều đạt quy chuẩn của WHO đề ra.
  • Môi trường y tế tại Đa khoa Y học Quốc tế đạt chuẩn vô trùng – vô khuẩn và kiểm soát được lượng vi khuẩn được phép tồn tại trong mỗi mét vuông theo những tiêu chí của WHO về Y tế xanh.

Nhờ vậy, hầu hết những ca hỗ trợ điều trị bệnh tại Đa khoa Y học Quốc tế 12 Kim Mã đều đạt kết quả điều trị dứt điểm, đồng thời: hạn chế tối đa những tác dụng không mong muốn của thuốc kháng sinh tây y, cân bằng nội tiết, tăng cường hệ tự miễn, nâng cao thể trạng, tiết kiệm được phần lớn chi phí và thời gian điều trị và ngăn ngừa được sự tái phát của bệnh trong thời gian dài.

Hi vọng, những thông tin về tiểu buốt, tiểu rắt ở nữ giới có trong bài viết dưới đây đã giúp chị em có thêm kiến thức bổ ích, phục vụ cho quá trình chăm sóc và bảo vê sức khỏe của bản thân.

Nguồn tham khảo

Cập nhật lần cuối: 23.07.2019

Bài viết liên quan
giam-ham-muon-tinh-duc-lam-sao-de-cai-thien Giảm ham muốn tình dục – làm sao để cải thiện?

Trong cuộc sống vợ chồng hoặc các đôi tình nhân trẻ thì việc quan hệ tình dục làm tăng tình cảm đôi bên. Tuy nhiên qua thời gian dài thì cuộc yêu không còn như cũ. Bởi một trong hai đã giảm ham muốn tình dục. Có rất nhiều nguyên nhân từ chủ quan đến […]

dau-bung-khi-quan-he-nguyen-nhan-va-cach-khac-phuc Đau bụng khi quan hệ – nguyên nhân và cách khắc phục

Sau khi quan hệ chị em thường cảm thấy đau tức và khó chịu ở phần bụng. Đây có thể là dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý gây ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt của các chị em. Các chị em không nên chủ quan và bỏ qua các hiện […]

cach-ve-sinh-vung-kin-ngay-den-do-sach-se-nhat Cách vệ sinh vùng kín ngày đèn đỏ sạch sẽ nhất

Ngày đèn đỏ khu vực của các chị em luôn cảm thấy ẩm ướt, vùng kín lúc này nguy cơ viêm nhiễm cao hơn bình thường rất nhiều. Nếu không cẩn thận vệ sinh đúng cách hoặc làm sạch quá sẽ làm cho cô bé bị viêm nhiễm ngược lại. Dưới đây bác sỹ Hà […]

BS. Hà Thị Huệ http://bacsyhathihue.vn/ chuyên khoa cấp I chuyên ngành Sản phụ khoa Ngày sinh: 27/01/1978
Sở trường chuyên môn
  • Viêm nhiễm phụ khoa (viêm âm đạo, bệnh lý cổ tử cung, vòi trứng, buồng trứng…
  • Tư vấn, thăm khám và điều trị bệnh lý rối loạn kinh nguyệt, rong kinh, chậm kinh, tiền mãn kinh,…
  • Kế hoạch hóa gia đình: khám tư vấn tránh thai, theo dõi, chăm sóc thai nghén…
  • Tư vấn và thực hiện đình chỉ thai nghén an toàn cho thai dưới 12 tuần tuổi: phá thai bằng thuốc và hút thai chân không…
  • Tư vấn và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục: sùi mào gà, lậu, herper sinh dục,…
  • Tư vấn và thực hiện phẫu thuật thu hẹp tầng sinh môn, tạo hình màng ngăn âm đạo,
Trình độ chuyên môn
  • Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành Y, bác sĩ Huệ không ngừng học hỏi, nâng cao kỹ năng, trình độ; luôn tâm huyết với nghề, hết lòng vì bệnh nhân.
  • Bác sĩ từng tham gia các chương trình đào tạo quốc gia về chuyên ngành sản phụ khoa (hội nghị Sản phụ khoa Việt Pháp), đạt danh hiệu tiên tiến trong chuyên môn nhiều năm.
Chức vụ bằng cấp
  • Tốt nghiệp đại học Y Thái Nguyên
  • Tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa I sản phụ khoa đại học Y Hà Nội
  • Bác sĩ lâm sàng sản phụ khoa bệnh viên đa khoa Yên Bái
  • Bác sĩ chuyên khoa Cấp I chuyên ngành Sản phụ khoa, làm việc tại các bệnh viện lớn của Thủ đô.
Quá trình công tác
  • 1993: Tốt nghiệp đại học Y thái Nguyên
  • 1997: Tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa I chuyên Sản phụ khoa Đại học Y Hà Nội.
  • 1997 – 2000: Công tác tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái
  • 2000 – 2005: Cử đi học nâng cao và công tác tại một số bệnh viện lớn của Thủ đô. Bác sĩ từng tham gia các chương trình đào tạo quốc tế về chuyên ngành Sản phụ khoa (hội nghị sản phụ khoa Việt Pháp…). Nhiều năm đạt lao động tiên tiến trong chuyên môn.
  • 2006 đến nay: Bác sĩ Huệ công tác tại phòng khám Đa khoa Y học Hà Nội.
Thành tích đạt được
  • Bác sĩ Hà Thị Huệ với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Sản phụ khoa, đã đạt được rất nhiều thành tích xuất sắc trong công tác
  • Đạt lao động tiên tiến trong nhiều năm
  • Bác sĩ từng tham gia rất nhiều cuộc hội thảo khoa học về các bệnh lý phụ khoa ở nhiều tỉnh thành trên cả nước, bác sĩ được vinh danh là thầy thuốc xuất sắc có tâm huyết với nghề.