0836 633 399 Thứ 2 - Chủ Nhật: 8h00 - 20h30

Bị rận mu ở vùng kín phải làm sao?

Đăng bởi: Hà Thị Huệ Ngày đăng: 05.08.2019

Rất nhiều người khi bị ngứa ngáy vùng kín thường suy nghĩ đang bị viêm nhiễm phụ khoa và sử dụng các loại thuốc, bài thuốc dân gian để tự điều trị. Tuy nhiên thì chưa chắc bạn đã mắc nhiễm phụ khoa mà là bạn đang bị rận mu ký sinh. Loài này cũng gây ngứa vùng kín nhưng làm sao để phân biệt nó với các loại viêm phụ khoa thông thường? Bác sỹ Hà Thị Huệ sẽ giải đáp cho các bạn.

>>> Xem cụ thể về các căn bệnh phụ khoa

Rận mu là gì?

Rận mu hay còn gọi là rận lông mu, chấy cua, rận bẹn, rận cua, là một loài rận thuộc côn trùng ký sinh dưới da con người ở những khu vực có nhiều lông, nhất là lông cứng ở bộ phận sinh dục.

Đặc điểm con rận mu

Con rận mu sinh sản quanh năm, thời gian mang thai từ 6 – 8 ngày, độ tuổi trung bình ở tuổi trưởng thành hoặc sinh sản của con cái là 23 ngày. Ấu trùng nở trong 6 – 8 ngày và thường bắt đầu hút máu trong vòng vài giờ đầu tiên. Trong khi hút máu chúng thường vẫn đứng yên, bám vào sợi tóc và cắm phần miệng vào da người. Thông thường loại rận này chỉ sống được một tháng sau khi đẻ ra, tìm cách rời đi mỗi khi cơ thể thân chủ ký sinh mỗi khi cơ thể tăng / giảm nhiệt nhiều.

Hình ảnh rận mu
Hình ảnh rận mu

 

Biểu hiện rận mu vùng kín

Rận mu làm tổ vùng kín tạo các triệu chứng ngứa ngáy. Bạn không thể nhìn rõ được vết rận mu cắn. Khu vực có loài côn trùng này sẽ xuất hiện các nốt mẩn đỏ hoặc ở một số người sẽ có những chấm nhỏ màu xám đen hoặc xám xanh kéo dài trong nhiều ngày.

Rận mu có nhìn thấy bằng mắt thường không?

Những nơi dễ bị rận mu nhất là ở vùng kín, ở tóc, ở mi mắt, lông nách. Thông thường, rận nằm sâu trong lỗ chân lông, chỉ ló phần đầu ra ngoài nên việc phát hiện và bắt chúng khá khó khăn.

Tại sao cảm  giác ngứa ngáy?

Khi nó hút màu sẽ tiết ra nước bọt, tạo cảm giác ngứa ngáy cho người bệnh. Khi ngứa thì người bệnh gãi đến khi rách da rất dễ bị viêm nhiễm. Nếu rận mu mi ký sinh có thể kèm theo nhiễm trùng thứ cấp có thể dẫn tới việc bị viêm kết mạc mụn rộp và viêm giác mạc. Bệnh nhân sẽ cảm thấy ngứa và khó chịu khi nó đẻ trứng bám vào cơ thể.

Nguyên nhân khiến bạn bị bệnh

Để có thể triệt để điều trị bệnh thì bạn cần phải xem xét rõ nguyên nhân đâu khiến bạn bị bệnh.

Rận mu có từ đâu?

Rận trưởng thành đẻ trứng trên thân tóc, gần da. 7-10 ngày sau, trứng rận nở thành nhộng và bắt đầu hút máu. Rận có thể sống mà không cần nguồn thức ăn trong vòng 1−2 ngày.

Rận mu lây như thế nào

Bệnh này lây từ người này qua người khác qua các hành vi tiếp xúc gần gũi cụ thể nhất có thể kể đến là quan hệ tình dục, ôm ấp gần gũi. Nếu sử dụng chung chăn, khăn tắm, khăn trải giường hoặc quần áo cũng có thể nhiềm bệnh.

Bệnh rận mu có nguy hiểm không

Vì đây là loài côn trùng ký sinh hút máu cơ thể vật chủ vì vậy nếu để tình trạng lâu dài không chỉ ngứa ngáy mất vệ sinh cơ thể, hoạt động sinh hoạt gặp khó khăn mà còn có thể bị thiếu máu, sắt.

Loài rận mu này gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của chị em
Loài rận mu này gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của chị em

Rận mu có tự hết không

Căn bản cơ chế ký sinh ở vật chủ để hút máu và không tự rời đi cũng không nhảy từ người này qua người khác như bọ chét nên bắt buộc cần có biện pháp điều trị sớm không thì có nguy cơ lây nhiễm bệnh gan.

Rận mu và cách chữa trị

Bệnh này không quá phức tạp và nguy hiểm. Nếu mới bị bạn có thể tự chữa trị hiệu quả. Tuy nhiên nếu tình trạng nặng hơn thì cần thăm khám.

Trị rận mu bằng dầu hỏa

Thường các chị em mách nhau bằng cách chữa trị bằng dầu hỏa. Cụ thể là bạn lấy bông gòn tẩm dầu hỏa thoa lên vùng bị rận trong 30 phút, sau đó rửa sạch lại. Côn trùng sẽ chết.

>>> Cần tư vấn, nhấp ĐÂY hoặc gọi hotline miễn phí 0836 633 399

Rận mu dùng thuốc gì để tiêu diệt?

Thuốc DEP là sản phẩm chuyên dụng để diệt rận. Ngoài ra có thể dùng thuốc trừ sâu hữu cơ Cypermethyl hoặc Pyrethrin (cúc trừ trùng) trong các bình xịt muỗi.

Có thể trị rận mu bằng xà phòng được không?

Lotion và dầu gội là những thứ có thể loại bỏ loài côn trùng đáng ghét ra khỏi cơ thể. Bạn nên hỏi bác sĩ về những sản phẩm an toàn để sử dụng nhất là rận mu khi mang thai hoặc cho con để đảm bảo độ an toàn.

Làm gì để tránh rận mu tái phát?

– Đầu tiên bạn cần vệ sinh sạch sẽ những khu vực có lông và có thể dọn dẹp bớt lông nếu quá rậm rạp. Dùng các loại xà phòng rửa các khu vực đó chứ không rửa bằng nước lã. Việc vệ sinh diễn ra thường xuyên.

– Thường xuyên giặt chăn ga gối đệm, thay đồ lót hàng ngày, thay đồ lót định kỳ. Giặt tất cả khăn tắm, ga giường và quần áo trong nước nóng và dùng máy làm khô chúng bằng nhiệt độ cao nhất có thể. Nhớ phơi đồ ở nơi khô thoáng.

Nên giặt giũ quần áo sạch sẽ và phơi ở nơi khô thoáng
Nên giặt giũ quần áo sạch sẽ và phơi ở nơi khô thoáng

– Không dùng chung quần áo hay đồ lót, hàng 2hand nên hạn chế dùng.

– Nếu một trong hai người bị bệnh nên thông báo với người còn lại để cả 2 cùng điều trị và tránh tiếp xúc khi đang bị bệnh.

– Lặp lại điều trị trong 9 – 10 ngày nếu rận còn sống vẫn được tìm thấy.

– Khử trùng nhà cửa, dùng máy hút bụi và làm sạch nhà vệ sinh bằng dung dịch thuốc tẩy,

Những biện pháp trên đây có thể giúp bạn loại bỏ rận mu tuy nhiên thì nếu gặp loài rận quá cứng đầu mãi không khỏi thì bạn nê đến gặp bác sỹ để được thăm khám. Trên đây là những thông tin do bác sỹ Hà Thị Huệ cung cấp về loài côn trùng này.

Nguồn tham khảo

Cập nhật lần cuối: 05.08.2019

Bài viết liên quan
hoi-dap-uong-ruou-bia-do-mat-nhom-mau-gi [Hỏi đáp] Uống rượu bia đỏ mặt nhóm máu gì?

Nhiều anh chị em trên bàn nhậu uống rượu rất nhanh đỏ. Vậy nguyên nhân do đâu? Có thể một phần do cơ thể bạn đang chứa bệnh, hoặc có thể do thành phần rượu làm bạn nhanh đỏ. Một trong những lý do được nhiều người tuyền tai nhau đó là do nhóm máu. […]

hoi-dap-ve-viem-tuyen-bartholin-bac-sy-hue-giai-dap Hỏi đáp về viêm tuyến Bartholin [Bác sỹ Huệ giải đáp]

Viêm tuyến bartholin là căn bệnh phụ khoa thường gặp ở không ít chị em phụ nữ. Tuy nhiên, hiểu biết của chị em về căn bệnh này thường không nhiều. Nếu không nắm vững những kiến thức cần thiết về bệnh thì chị em sẽ khó lòng nhận biết khi mắc viêm tuyến bartholin […]

hoi-dap-kinh-nguyet-deu-nhung-bi-buong-trung-da-nang [Hỏi đáp] Kinh nguyệt đều nhưng bị buồng trứng đa nang?

Nếu như kinh nguyệt không đều, kinh thưa, vô kinh,…thì  khi thăm khám, kiểm tra sức khỏe sinh sản thường được chẩn đoán buồng trứng đa nang. Tuy nhiên, cũng không hiếm những trường hợp chị em có kinh nguyệt đều nhưng bị buồng trứng đa nang và băn khoăn với kết luận này. Để […]

BS. Hà Thị Huệ http://bacsyhathihue.vn/ chuyên khoa cấp I chuyên ngành Sản phụ khoa Ngày sinh: 27/01/1978
Sở trường chuyên môn
  • Viêm nhiễm phụ khoa (viêm âm đạo, bệnh lý cổ tử cung, vòi trứng, buồng trứng…
  • Tư vấn, thăm khám và điều trị bệnh lý rối loạn kinh nguyệt, rong kinh, chậm kinh, tiền mãn kinh,…
  • Kế hoạch hóa gia đình: khám tư vấn tránh thai, theo dõi, chăm sóc thai nghén…
  • Tư vấn và thực hiện đình chỉ thai nghén an toàn cho thai dưới 12 tuần tuổi: phá thai bằng thuốc và hút thai chân không…
  • Tư vấn và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục: sùi mào gà, lậu, herper sinh dục,…
  • Tư vấn và thực hiện phẫu thuật thu hẹp tầng sinh môn, tạo hình màng ngăn âm đạo,
Trình độ chuyên môn
  • Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành Y, bác sĩ Huệ không ngừng học hỏi, nâng cao kỹ năng, trình độ; luôn tâm huyết với nghề, hết lòng vì bệnh nhân.
  • Bác sĩ từng tham gia các chương trình đào tạo quốc gia về chuyên ngành sản phụ khoa (hội nghị Sản phụ khoa Việt Pháp), đạt danh hiệu tiên tiến trong chuyên môn nhiều năm.
Chức vụ bằng cấp
  • Tốt nghiệp đại học Y Thái Nguyên
  • Tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa I sản phụ khoa đại học Y Hà Nội
  • Bác sĩ lâm sàng sản phụ khoa bệnh viên đa khoa Yên Bái
  • Bác sĩ chuyên khoa Cấp I chuyên ngành Sản phụ khoa, làm việc tại các bệnh viện lớn của Thủ đô.
Quá trình công tác
  • 1993: Tốt nghiệp đại học Y thái Nguyên
  • 1997: Tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa I chuyên Sản phụ khoa Đại học Y Hà Nội.
  • 1997 – 2000: Công tác tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái
  • 2000 – 2005: Cử đi học nâng cao và công tác tại một số bệnh viện lớn của Thủ đô. Bác sĩ từng tham gia các chương trình đào tạo quốc tế về chuyên ngành Sản phụ khoa (hội nghị sản phụ khoa Việt Pháp…). Nhiều năm đạt lao động tiên tiến trong chuyên môn.
  • 2006 đến nay: Bác sĩ Huệ công tác tại phòng khám Đa khoa Y học Hà Nội.
Thành tích đạt được
  • Bác sĩ Hà Thị Huệ với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Sản phụ khoa, đã đạt được rất nhiều thành tích xuất sắc trong công tác
  • Đạt lao động tiên tiến trong nhiều năm
  • Bác sĩ từng tham gia rất nhiều cuộc hội thảo khoa học về các bệnh lý phụ khoa ở nhiều tỉnh thành trên cả nước, bác sĩ được vinh danh là thầy thuốc xuất sắc có tâm huyết với nghề.