0836 633 399 Thứ 2 - Chủ Nhật: 8h00 - 20h30

Viêm cổ tử cung – nỗi lo sợ hàng đầu của chị em, liệu có đáng sợ?

Đăng bởi: Hà Thị Huệ Ngày đăng: 10.07.2019

Các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, đặc biệt là viêm cổ tử cung luôn là nỗi lo ngại của hầu hết nữ giới. Bởi bệnh không chỉ làm suy giảm chức năng sinh sản ở nữ giới mà còn là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư cổ tử cung. Bởi vậy, tìm hiểu các kiến thức về viêm cổ tử cung để chủ động phòng và chữa bệnh là việc làm cần thiết mà chị em nào cũng nên thực hiện.

Trong bài viết dưới đây, bác sĩ CKI Sản phụ khoa Hà Thị Huệ của phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế sẽ cung cấp đến chị em một số kiến thức bổ ích xoay quanh bệnh tử cung. Nếu thấy vùng kín xuất hiện các dấu hiệu bất thường, bạn có thể liên hệ với bác sĩ ngay tại ĐÂY để được tư vấn chi tiết hơn.

Thế nào là viêm cổ tử cung?

Theo bác sĩ Huệ, đây là một căn bệnh phụ khoa thường gặp ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản. Đặc biệt là những người đã qua quan hệ tình dục và sinh nở nhiều lần.

Theo đúng như tên gọi, bệnh là tình trạng viêm nhiễm dẫn đến lở loét, sưng tấy ở cổ tử cung (phần ống nối giữa âm đạo với tử cung). Bệnh chủ yếu gây ra bởi sự xâm nhập và phát triển quá mức của nấm, vi khuẩn hoặc kí sinh trùng.

Viêm cổ tử cung ảnh hướng đến sinh sản
Viêm cổ tử cung ảnh hướng đến sinh sản

>>> Xem thêm: Những điều nên biết về bệnh tử cung

Nguyên nhân gây viêm cổ tử cung

Theo thống kê, khoảng 50% phụ nữ từ 20 – 50 đã quan hệ tình dục và qua sinh nở thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường. Một số yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng này có thể kể tới như:

☛  Khi có thai

 Do sự thay đổi về nội tiết tố và độ pH trong môi trường âm đạo. Ngoài ra, việc không chú ý vệ sinh, quan hệ tình dục không an toàn trong giai đoạn này cũng rất dễ gây viêm nhiễm.

☛ Khi mang thai tháng đầu

Có thể là do chị em đã mắc bệnh trước đó nhưng mới phát hiện khi có thai tháng đầu. Đặc biệt, giai đoạn này, sức đề kháng của chị em cũng yếu hơn, môi trường âm đạo bị mất cân bằng, nội tiết tố tăng đột ngột. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại tấn công và gây ra nhiều bệnh viêm phụ khoa, trong đó có viêm cổ tử cung.

Viêm cổ tử cung khi mang thai
Viêm cổ tử cung khi mang thai

☛ Bị sau sinh

Ở giai đoạn sau sinh, tử cung của nữ giới bị giãn rộng, cùng với đó là sản dịch ra nhiều gây ẩm ướt ở vùng kín. Sức đề kháng cũng suy giảm. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công và gây viêm nhiễm, điển hình là viêm cổ tử cung. Hơn nữa, vết thương tầng sinh môn vẫn chưa lành hẳn, nếu quan hệ tình dục sớm thì càng dễ dẫn đến nhiễm trùng.

☛ Sau khi phá thai

Sau khi phá thai, nhất là phá thai ở những nơi không an toàn hay phá thai nhiều lần cũng sẽ gia tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa. Bởi sức đề kháng của chị em lúc này rất yếu. Lại thêm nếu phá thai không đảm bảo an toàn dễ dẫn đến sót thai, sót nhau gây nhiễm trùng vô cùng nguy hiểm.

Triệu chứng của viêm cổ tử cung

Viêm cổ tử cung có thể nhận biết qua các biểu hiện lâm sàng theo từng giai đoạn hoặc theo từng cấp độ. Cụ thể:

Theo giai đoạn:

Bệnh chia làm 2 giai đoạn là cấp tính và mạn tính với các biểu hiện như sau:

✔ Viêm tử cung cấp tính

Ở giai đoạn này, người bệnh thường có những triệu chứng khá rõ như:

  • Khí hư ra nhiều bất thường, có màu trắng đục, vàng hoặc xanh. Ban đầu có thể loãng nhưng rồi trở nên đặc quánh.
  • Vùng kín đau rát, ngứa ngáy, sưng tấy và có mùi hôi khó chịu.
  • Đau rát và chảy máu khi quan hệ tình dục.
  • Soi cổ tử cung thấy bị viêm loét, rỉ máu, rỉ dịch.

✔ Viêm cổ tử cung mãn tính

Đây là tình trạng bệnh không được hỗ trợ điều trị kịp thời hoặc tái phát nhiều lần dẫn dến các triệu chứng như:

  • Cổ tử cung tăng tiết dịch nhầy kéo theo tình trạng viêm nhiễm ở lộ tuyến cổ tử cung.
  • Chảy máu âm đạo bất thường khi quan hệ hoặc ngoài kì kinh nguyệt.
  • Thường xuyên có cảm giác đau ở vùng bụng dưới, vùng thắt lưng, xương chậu…
  • Khi nội soi quan sát thấy cổ tử cung tấy đỏ, viêm loét. Nhiều trường hợp thấy biểu mô tuyến bò ra nham nhở, các nang căng dịch nhầy và chảy mủ…
Cần nội soi để biết được bên trong
Cần nội soi để biết được bên trong

Theo cấp độ:

Thực tế, viêm cổ tử cung không được theo phân theo cấp độ. Tuy nhiên, căn bệnh này thường kéo theo viêm lộ tuyến cổ tử cung. Do đó, căn cứ vào mức độ tổn thương của vùng lộ tuyến mà các triệu chứng của bệnh cũng có thể phân theo các cấp độ khác nhau. Cụ thể:

✔ Cấp độ 1

Vùng tổn thương nhỏ hơn 0.5cm. Các triệu chứng lúc này thường chưa rầm rộ. Người bệnh có thể thấy khí hư ra nhiều hơn bình thường. Màu khí hư cũng trở nên đục dần và loãng. Vùng kín ngứa ngáy, có mùi hôi; có biểu hiện đau bụng âm ỉ bất thường ngoài kì hành kinh.

✔ Cấp độ 2

Lớp niêm mạc da bị viêm nhiễm từ 0.5 – 1cm. Lúc này, các triệu chứng vẫn tương tự như ở giai đoạn đầu nhưng rầm rộ và ngày càng nặng hơn. Khí hư trở nên đặc dính, có màu vàng hoặc xanh kèm mùi hôi khó chịu. Vùng kín trở nên sưng tấy, đỏ rát gây đau đớn khi quan hệ. Các cơn đau bắt đầu xuất hiện ở vùng bụng dưới và có xu hướng lan đến vùng thắt lưng.

✔ Cấp độ 3

Đây là giai đoạn nặng nhất của bệnh với diện tích vùng tổn thương trên 1cm. Khi đó, các triệu chứng của bệnh đặc biệt nghiêm trọng. Khí hư ngoài việc tiết nhiều, đặc dính và có mùi hôi thì còn có thể xuất hiện ở dạng mủ. Nếu quan hệ tình dục trong thời gian này có thể gây đau rát, thậm chí chảy máu âm đạo bất thường. Các cơn đau lan rộng từ bụng dưới tới eo, lưng và xương chậu, đặc biệt dữ dội khi vận động mạnh hoặc khi quan hệ.

Nếu thấy vùng kín xuất hiện các triệu chứng kể trên, hãy trao đổi với bác sĩỹ Hà Thị Huệ để được tư vấn kĩ lưỡng hơn!

Những nguy hại của viêm cổ tử cung đối với sức khỏe

Cổ tử cung là một bộ phận đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ. Do đó, nếu viêm nhiễm không được sớm hỗ trợ điều trị, các biến chứng vô sinh – hiếm muộn, thậm chí là ung thư cổ tử cung là điều khó có thể tránh khỏi.

Viêm cổ tử cung có gây chậm kinh?

Khi tử cung bị viêm nhiễm, môi trường pH trong âm đạo cũng bị mất cân bằng và làm nội tiết tố thay đổi. Kéo theo đó là các chức năng của buồng trứng cũng bị tác động gây rối loạn kinh nguyệt, trong đó có chậm kinh.

Mặt khác, cổ tử cung khi bị viêm nhiễm thường trở nên sưng đỏ, phù nề khiến cho máu kinh lưu thông kém. Thậm chí là dồn ứ lại gây chậm kinh, máu kinh cũng bị vón cục và có màu nâu đen.

Viêm cổ tử cung có đau lưng không?

Thông thường, các cơn đau của bệnh viêm thường diễn ra ở vùng bụng dưới. Tuy nhiên, nếu bệnh tiến triển nặng hơn thì các cơn đau này sẽ lan dần tới vùng thắt lưng và gây đau lưng.

Đau lưng là một biểu hiện của viêm cổ tử cung
Đau lưng là một biểu hiện của viêm cổ tử cung

Hơn nữa, đau lưng cũng có thể là dấu hiệu của tình trạng viêm nhiễm ở phần phụ, vùng chậu hoặc viêm âm đạo… Do đó, chị em nên chủ động đi khám để xác định chính xác nguyên nhân và có biện pháp khắc phục phù hợp.

Viêm cổ tử cung có gây ung thư

Thực tế, nó không trực tiếp gây ung thư. Tuy nhiên, nếu bệnh tái phát nhiều lần sẽ tạo thành các tổn thương và kích thích sự tăng trưởng của các tế bào ung thư cổ tử cung. Do đó, người mắc bệnh thường có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao hơn hẳn với những người khác.

Viêm cổ tử cung khó có thai

Nữ giới mắc bệnh về tử cung cũng thường khó có thai hơn so với những người có sức khỏe ổn định. Lí do là nó làm thay đổi độ pH môi trường âm đạo. Việc này sẽ khiến tinh trùng khó khăn hơn trong việc di chuyển và gặp trứng.

Mắc bệnh có đẻ thường được không?

Với những trường hợp viêm cổ tử cung khi mang thai, chị em vẫn có thể sinh thường được. Tuy nhiên, điều này sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đến thai nhi. Bé thường có nguy cơ mắc phải các bệnh về mắt hoặc đường hô hấp.

Viêm cổ tử cung ảnh hưởng đến thai nhi?

Mặt khác, tình trạng viêm nhiễm ở cổ tử cung cũng rất nguy hiểm cho cả mẹ lẫn bé. Bởi cổ tử cung là nơi giữ nút nhày giúp thai nhi được bảo vệ an toàn trong suốt thai kỳ. Nếu cổ tử cung bị viêm nhiễm, nút nhày không thể giữ vững và gây sảy thai hoặc sinh non. Thai nhi có nguy cơ bị vi khuẩn gây viêm tấn công, nguy cơ bị dị tật bẩm sinh là khá cao.

Viêm cổ tử cung và cách điều trị hiệu quả

Với những biến chứng nguy hiểm mà nó gây ra, khi có dấu hiệu của bệnh, chị em cần chủ động đi thăm khám để được hỗ trợ điều trị kịp thời. Tránh tình trạng âm thầm chịu đựng khiến cho tình trạng bệnh càng nặng hơn làm ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản, thậm chí tính mạng của mình. Dưới đây là một vài cách có thể điều trị tại nhà.

Điều trị viêm cổ tử cung tại nhà

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp để hỗ trợ điều trị viêm cổ tử cung đem lại hiệu quả. Trong đó, chữa bệnh bằng các phương pháp dân gian được nhiều chị em tin tưởng áp dụng hơn cả.

Trên các diễn dàn hay mạng xã hội đều có không ít các bài thuốc như: chữa viêm cổ tử cung bằng lá trầu không; lá chè xanh; bằng lá bàng, rau diếp cá… Một số khác thì lại tin tưởng điều trị  bằng đông y hoặc thuốc nam.

Trị bệnh bằng các loại lá
Trị bệnh bằng các loại lá

Tuy nhiên, dù là phương pháp nào thì chị em cũng không nên tùy tiện áp dụng. Bởi có không ít trường hợp bệnh nhân tự ý chữa trị tại nhà nhưng bệnh không  hề có dấu hiệu thuyên giảm. Ngược lại, viêm nhiễm càng trở nên nặng hơn, biến chứng gây viêm các bộ phận sinh dục khác. Điều này cũng phần nào làm quá trình hỗ trợ điều trị về sau phức tạp, tốn kém thời gian và chi phí hơn.

Viêm cổ tử cung dùng thuốc gì?

Uống thuốc gì để chữa bệnh là thắc mắc của không ít chị em khi mắc. Với các trường hợp bị bệnh, các thuốc điều trị cung rất đa dạng và không có phác đồ hỗ trợ điều trị chung cho mọi trường hợp. Căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh là gì, mức độ ra sao thì các bác sĩ mới có thể tư vấn loại kháng sinh phù hợp. Do đó, khi có các dấu hiệu của căn bệnh, chị em không nên tự ý mua thuốc về sử dụng bừa bãi. Bởi việc này có thể khiến bệnh nặng hơn, gây nhờn thuốc, kháng thuốc làm việc chữa bệnh về sau khó khăn hơn.

Chữa viêm bằng thuốc Đông y

Thuốc kháng sinh tuy thường cho tác dụng nhanh, sớm cải thiện các triệu chứng. Tuy nhiên, nó lại có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như mệt mỏi, buồn nôn, thậm chí là dị ứng dẫn tới sốc phản vệ. Bởi vậy mà chị em có xu hướng sử dụng thuốc Đông y để chữa bệnh lý.

Tuy nhiên, thuốc Đông y thường có tác dụng khá chậm, đòi hỏi người bệnh phải thực sự kiên trì. Hơn nữa, thuốc Đông y chỉ có tác dụng với các trường hợp bị nhẹ, mức độ tổn thương còn thấp. Với các trường hợp nặng hơn, nhất là viêm tử cung kết hợp viêm lộ tuyến thì cần phải dùng thuốc kháng sinh. Thậm chí là thực hiện đốt điện diệt tuyến mới cải thiện hiệu quả được.

Nói tóm lại, phương pháp hỗ trợ điều trị viêm cổ tử cung ra sao? Nên dùng thuốc gì? Sử dụng thuốc Đông Y hay Tây y? Tất cả đều phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, mức độ bệnh và tình trạng sức khỏe của bạn hiện tại. Do đó, tốt nhất là chị em nên chủ động đi khám để được tư vấn cách khắc phục phù hợp. Phòng khám 12 Kim Mã có mời về những bác sỹ chuyên khoa hàng đầu trong lĩnh vực phụ sản trong đó có bác sỹ Hà Thị Huệ hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành giúp người bênh trở nên yên tâm hơn.

Phòng khám đa khoa y học quốc tế

Phòng khám đa khoa y học quốc tế
📌12 Kim Mã , Ba Đình , Hà Nội
📞0836 633 399
🕐Thứ 2 – Chủ Nhật : 08h00 – 20h303000
➡️Email : dakhoayhocquocte@gmail.com
🌐Website: https://bacsyhathihue.vn/

Nguồn tham khảo

Cập nhật lần cuối: 31.08.2019

Bài viết liên quan
nang-naboth-la-gi Nang Naboth là gì? Tất tần tật những điều bạn nên biết về nó

Nang naboth cùng với viêm lộ tuyến là căn bệnh xuất hiện ở cổ tử cung đe dọa đến khả năng sinh sản của các chị em nếu không chịu chữa trị kịp thời. Hôm nay dưới sự tư vấn của bác sỹ Hà Thị Huệ chúng ta cùng tìm hiểu nang Naboth là gì? […]

BS. Hà Thị Huệ http://bacsyhathihue.vn/ chuyên khoa cấp I chuyên ngành Sản phụ khoa Ngày sinh: 27/01/1978
Sở trường chuyên môn
  • Viêm nhiễm phụ khoa (viêm âm đạo, bệnh lý cổ tử cung, vòi trứng, buồng trứng…
  • Tư vấn, thăm khám và điều trị bệnh lý rối loạn kinh nguyệt, rong kinh, chậm kinh, tiền mãn kinh,…
  • Kế hoạch hóa gia đình: khám tư vấn tránh thai, theo dõi, chăm sóc thai nghén…
  • Tư vấn và thực hiện đình chỉ thai nghén an toàn cho thai dưới 12 tuần tuổi: phá thai bằng thuốc và hút thai chân không…
  • Tư vấn và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục: sùi mào gà, lậu, herper sinh dục,…
  • Tư vấn và thực hiện phẫu thuật thu hẹp tầng sinh môn, tạo hình màng ngăn âm đạo,
Trình độ chuyên môn
  • Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành Y, bác sĩ Huệ không ngừng học hỏi, nâng cao kỹ năng, trình độ; luôn tâm huyết với nghề, hết lòng vì bệnh nhân.
  • Bác sĩ từng tham gia các chương trình đào tạo quốc gia về chuyên ngành sản phụ khoa (hội nghị Sản phụ khoa Việt Pháp), đạt danh hiệu tiên tiến trong chuyên môn nhiều năm.
Chức vụ bằng cấp
  • Tốt nghiệp đại học Y Thái Nguyên
  • Tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa I sản phụ khoa đại học Y Hà Nội
  • Bác sĩ lâm sàng sản phụ khoa bệnh viên đa khoa Yên Bái
  • Bác sĩ chuyên khoa Cấp I chuyên ngành Sản phụ khoa, làm việc tại các bệnh viện lớn của Thủ đô.
Quá trình công tác
  • 1993: Tốt nghiệp đại học Y thái Nguyên
  • 1997: Tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa I chuyên Sản phụ khoa Đại học Y Hà Nội.
  • 1997 – 2000: Công tác tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái
  • 2000 – 2005: Cử đi học nâng cao và công tác tại một số bệnh viện lớn của Thủ đô. Bác sĩ từng tham gia các chương trình đào tạo quốc tế về chuyên ngành Sản phụ khoa (hội nghị sản phụ khoa Việt Pháp…). Nhiều năm đạt lao động tiên tiến trong chuyên môn.
  • 2006 đến nay: Bác sĩ Huệ công tác tại phòng khám Đa khoa Y học Hà Nội.
Thành tích đạt được
  • Bác sĩ Hà Thị Huệ với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Sản phụ khoa, đã đạt được rất nhiều thành tích xuất sắc trong công tác
  • Đạt lao động tiên tiến trong nhiều năm
  • Bác sĩ từng tham gia rất nhiều cuộc hội thảo khoa học về các bệnh lý phụ khoa ở nhiều tỉnh thành trên cả nước, bác sĩ được vinh danh là thầy thuốc xuất sắc có tâm huyết với nghề.