0836 633 399 Thứ 2 - Chủ Nhật: 8h00 - 20h30

Rửa vùng kín bằng lá trầu không, bằng nước muối có tốt không?

Đăng bởi: Hà Thị Huệ Ngày đăng: 01.08.2019

Việc vệ sinh vùng kín sao cho tránh khỏi viêm nhiễm là vấn đề đau đầu của các chị em. Không ít chị em truyền tai nhau những phương pháp làm sạch từ tự nhiên, vậy nếu rửa vùng kín bằng lá trầu không, bằng nước muối có tốt không?

Những quan niệm sai lầm về việc rửa vùng kín

Theo bác sỹ Huệ thực chất thì cô bé có khả năng tự làm sạch. Nhiều người quá lạm dụng các dung dịch vệ sinh hoặc rửa sai cách bởi muốn làm cô bé sạch hơn thành ra lại gây ra tình trạng viêm nhiễm.

Dùng các loại xà phòng, sữa tắm, gel tắm có tính kiềm

Độ pH khoảng 3,8 đến 4,5 độ (trên thang điểm từ 0 đến 14) được coi là bình thường. Trong khi các dung dịch rửa lại có độ pH cao, tính kiềm làm cho môi trường bên trong mất cân bằng. Chưa kể mùi hương của các chất tẩy rửa có thể làm cho cô bé bị ảnh hưởng. Bởi vậy tốt nhất bạn nên chọn loại dung dịch vệ sinh phù hợp, không mùi hoặc ít mùi với độ PH an toàn và tránh đổi đi đổi lại nhiều loại khiến cô bé phải thích nghi liên tục.

DÙng dung dịch vệ sinh vùng kín nhớ chú ý đến độ pH
DÙng dung dịch vệ sinh vùng kín nhớ chú ý đến độ pH

>>> Tham khảo các giữ cân bằng độ pH cô bé ở bài cũ

Dùng vòi sen thụt rửa sâu bên trong âm đạo

Như đã nói bên trên, thực tế thì âm đạo có khả năng tự làm sạch với cả các vi khuẩn có lợi lẫn có hại, đảm bảo môi trường bên trong âm đạo. Tuy nhiên suy nghĩ cần làm sạch cô bé thật kỹ, việc thụt rửa quá sâu vào âm đạo sẽ đồng thời tiêu diệt vi khuẩn và cả lợi khuẩn, làm mất môi trường pH cân bằng bên trong, từ đó khả năng xảy ra viêm nhiễm âm đạo cao hơn.

Những lưu ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ

Bởi vậy bạn cần tham khảo những cách vệ sinh vùng kín đúng và phù hợp với cơ thể của bạn. Dưới đây là các bước vệ sinh vùng kín và những điều cần chú ý:

Hãy chú ý đến khu vực bên ngoài của vùng kín

Bên ngoài vùng kín là khu vực mọi người hay bỏ qua không chú ý tới. Tuy nhiên thì bạn để ý kỹ khu vực này có lông mu, nếu bỏ qua có thể là nơi trú ẩn của nhiều vi khuẩn thậm chí là rận. Bạn cần vệ sinh sạch sẽ bằng xà phòng hàng ngày các khu vực rìa mép xung quanh cô bé. Ngoài ra, bạn cần chú ý làm sạch khu vực đáy chậu ở giữa âm đạo và hậu môn để tránh vi khuẩn từ vùng này lây lan sang âm đạo.

Vệ sinh vùng kín 1-2 lần mỗi ngày

Như đã đề cập bên trên, trường hợp bạn không vệ sinh đúng cách: quá ít vệ sinh hoặc quá nhiều đều có khả năng gây viêm nhiễm cho cô bé. Nếu lâu ngày mới vệ sinh thì chất bẩn tích tụ, gây ra mùi và dễ tạo điều kiện phát triển vi khuẩn từ đó viêm nhiễm phụ khoa. Tuy nhiên nếu vệ sinh liên tục thì rất có thể bạn đã phá hủy sự cân bằng bên trong âm đạo rồi.

Hãy nhớ vệ sinh hàng ngày thường xuyên vào buổi tối trước khi tắm, đây là lúc cơ thể sau một ngày hoạt động dính nhiều mồ hôi, hoặc bạn có thể vệ sinh vào buổi sáng/ sau quan hệ tính dục. Và hãy nhớ chỉ sử dụng tay hoặc một chiếc khăn mềm khi vệ sinh vùng kín. Việc sử dụng các loại giấy/khăn cứng khiến cho cô bé dễ bị tổn thương hơn. Một chú ý nữa là đừng sử dụng giấy ướt cho cô bé nhé, trong giấy ướt chứa nhiều loại độc chất hóa chất.

Chú ý đặc biệt cho cô bé trong những ngày đèn đỏ

Khi kinh nguyệt đến, khu vực âm đạo ẩm ướt và có nguy cơ mắc viêm nhiễm nhiều hơn thông thường. Bạn nên chú ý rửa sạch sẽ âm đạo mỗi khi thay bằng vệ sinh. Chú ý thay băng tốt nhất là 3-4h thay một lần. Việc dùng băng hàng ngày cũng cần thay.

Nguy cơ mắc viêm nhiễm sẽ cao hơn trong thời kỳ đèn đỏ
Nguy cơ mắc viêm nhiễm sẽ cao hơn trong thời kỳ đèn đỏ

>>> Trời hè nóng, dùng băng bí bách, tham khảo ngay review Diana Sensi Cool Fresh ngay nhé.

Một vài bài thuốc rửa vùng kín sạch bằng tự nhiên

Ngoài những loại dung dịch có sẵn bán trên thị trường thì bạn đừng nên bỏ qua những loại lá tự nhiên dễ tìm kiếm trong bếp mà lại an toàn, ít hóa chất và tác dụng phụ.

Rửa vùng kín bằng lá trầu không

Có thể nói trầu không là loại lá trị viêm nhiễm cực tốt. Việc xông rửa vùng kín bằng lá trầu không cũng vậy. Nó có chức năng làm sạch vi khuẩn, hút các nước bẩn. Các chị em truyền tai nhau rửa bằng lá trầu hoặc xông hơi. Nếu bạn không bị viêm nhiễm thì có thể rửa 1-2 lần một tuần. Còn viêm nhiễm nhẹ thì rửa hàng ngày để cải thiện. Tuy nhiên nếu viêm nhiễm nặng thì chưa thấy trường hợp chữa khỏi hẳn bằng lá trầu nên chị em hãy thăm khám bác sỹ.

Cách làm: Đun lá trầu lên cùng với vài hạt muối. Lúc nóng dùng xông hơi, xong lấy nước rửa và lau bằng khăn mềm.

Dùng phèn chua rửa vùng kín

Ở bài trước bác sỹ Hà Thị Huệ đã đề cập đến phương pháp rửa vùng kín bằng phèn chua hiệu quả cho người bệnh. Mời bạn theo dõi tại đây: https://bacsyhathihue.vn/phen-chua-la-gi-dung-phen-chua-rua-vung-kin-co-tot-khong/

Rửa vùng kín bằng nước muối sinh lí

Nếu bạn lo ngại dung dịch vệ sinh có mùi, có tính kiềm hoặc trầu không hay trà xanh không được xử lý sạch sẽ gây đên tính trạng viêm nhiễm thì nước muối sinh lý chính là sự lựa chọn phù hợp cho bạn nhất. Lưu ý là không nên thụt rửa vùng kín bằng nước muối bạn nhé.

Rửa vùng kín bằng lá trầu không, bằng nước muối có tốt không?
Rửa vùng kín bằng lá trầu không, bằng nước muối có tốt không?

Bạn có thể dễ dàng mua được nước muối ờ những tiệm tạp họa, nhà thuốc hoặc đơn giản tự pha nước lã và muối theo tỷ lệ 4:1. Muối có khả năng làm sạch nhẹ tuy nhiên thì bạn không nên dùng thường xuyên mà chỉ nên dùng 2-3 lần một tuần.

Rửa vùng kín bằng nước trà xanh

Trong lá chè xanh chứa thành phần tanin khá cao. Đây là thành phần có khả năng làm se niêm mạc, diệt sát khuẩn, làm lành vết thương,… Làm giảm cảm giác khó chịu và ngứa ngáy ở cơ thể.

Cách làm tương tự như với lá trầu. Bạn rửa sạch rồi vo nhỏ lá trà ra rồi đun sôi với vài hạt muối dùng để xông hơi. Nên áp dụng một tuần từ 2-3 lần thôi bạn nhé!

Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi!

Nguồn tham khảo

Cập nhật lần cuối: 01.08.2019

Bài viết liên quan
hoi-dap-uong-ruou-bia-do-mat-nhom-mau-gi [Hỏi đáp] Uống rượu bia đỏ mặt nhóm máu gì?

Nhiều anh chị em trên bàn nhậu uống rượu rất nhanh đỏ. Vậy nguyên nhân do đâu? Có thể một phần do cơ thể bạn đang chứa bệnh, hoặc có thể do thành phần rượu làm bạn nhanh đỏ. Một trong những lý do được nhiều người tuyền tai nhau đó là do nhóm máu. […]

hoi-dap-ve-viem-tuyen-bartholin-bac-sy-hue-giai-dap Hỏi đáp về viêm tuyến Bartholin [Bác sỹ Huệ giải đáp]

Viêm tuyến bartholin là căn bệnh phụ khoa thường gặp ở không ít chị em phụ nữ. Tuy nhiên, hiểu biết của chị em về căn bệnh này thường không nhiều. Nếu không nắm vững những kiến thức cần thiết về bệnh thì chị em sẽ khó lòng nhận biết khi mắc viêm tuyến bartholin […]

hoi-dap-kinh-nguyet-deu-nhung-bi-buong-trung-da-nang [Hỏi đáp] Kinh nguyệt đều nhưng bị buồng trứng đa nang?

Nếu như kinh nguyệt không đều, kinh thưa, vô kinh,…thì  khi thăm khám, kiểm tra sức khỏe sinh sản thường được chẩn đoán buồng trứng đa nang. Tuy nhiên, cũng không hiếm những trường hợp chị em có kinh nguyệt đều nhưng bị buồng trứng đa nang và băn khoăn với kết luận này. Để […]

BS. Hà Thị Huệ http://bacsyhathihue.vn/ chuyên khoa cấp I chuyên ngành Sản phụ khoa Ngày sinh: 27/01/1978
Sở trường chuyên môn
  • Viêm nhiễm phụ khoa (viêm âm đạo, bệnh lý cổ tử cung, vòi trứng, buồng trứng…
  • Tư vấn, thăm khám và điều trị bệnh lý rối loạn kinh nguyệt, rong kinh, chậm kinh, tiền mãn kinh,…
  • Kế hoạch hóa gia đình: khám tư vấn tránh thai, theo dõi, chăm sóc thai nghén…
  • Tư vấn và thực hiện đình chỉ thai nghén an toàn cho thai dưới 12 tuần tuổi: phá thai bằng thuốc và hút thai chân không…
  • Tư vấn và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục: sùi mào gà, lậu, herper sinh dục,…
  • Tư vấn và thực hiện phẫu thuật thu hẹp tầng sinh môn, tạo hình màng ngăn âm đạo,
Trình độ chuyên môn
  • Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành Y, bác sĩ Huệ không ngừng học hỏi, nâng cao kỹ năng, trình độ; luôn tâm huyết với nghề, hết lòng vì bệnh nhân.
  • Bác sĩ từng tham gia các chương trình đào tạo quốc gia về chuyên ngành sản phụ khoa (hội nghị Sản phụ khoa Việt Pháp), đạt danh hiệu tiên tiến trong chuyên môn nhiều năm.
Chức vụ bằng cấp
  • Tốt nghiệp đại học Y Thái Nguyên
  • Tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa I sản phụ khoa đại học Y Hà Nội
  • Bác sĩ lâm sàng sản phụ khoa bệnh viên đa khoa Yên Bái
  • Bác sĩ chuyên khoa Cấp I chuyên ngành Sản phụ khoa, làm việc tại các bệnh viện lớn của Thủ đô.
Quá trình công tác
  • 1993: Tốt nghiệp đại học Y thái Nguyên
  • 1997: Tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa I chuyên Sản phụ khoa Đại học Y Hà Nội.
  • 1997 – 2000: Công tác tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái
  • 2000 – 2005: Cử đi học nâng cao và công tác tại một số bệnh viện lớn của Thủ đô. Bác sĩ từng tham gia các chương trình đào tạo quốc tế về chuyên ngành Sản phụ khoa (hội nghị sản phụ khoa Việt Pháp…). Nhiều năm đạt lao động tiên tiến trong chuyên môn.
  • 2006 đến nay: Bác sĩ Huệ công tác tại phòng khám Đa khoa Y học Hà Nội.
Thành tích đạt được
  • Bác sĩ Hà Thị Huệ với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Sản phụ khoa, đã đạt được rất nhiều thành tích xuất sắc trong công tác
  • Đạt lao động tiên tiến trong nhiều năm
  • Bác sĩ từng tham gia rất nhiều cuộc hội thảo khoa học về các bệnh lý phụ khoa ở nhiều tỉnh thành trên cả nước, bác sĩ được vinh danh là thầy thuốc xuất sắc có tâm huyết với nghề.